- THỜI KỲ ĐỒNG ẤU
Thời kỳ Pháp thuộc GĐPT đã được thành lập với danh hiệu “Đoàn Đồng Ấu” Quảng Trị. Đoàn nay do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba (hiện ở tại Sài Gòn và tham gia phong trào Phật Giáo toàn quốc) đứng ra điều khiển.
Hoạt động của đoàn này chuyên về nghi lễ. Những bài ca tán Phật (Hải Triều Âm) những hình thức dâng hương của các em nhi đồng đã được ứng dụng để tăng thêm tính cách trang nghiêm và màu sắc cho đại lễ.
Báo Viên Âm năm 1938 đã tường thuật một buổi lễ cử hành tại Quảng Trị, do đoàn Đồng Ấu biểu diển trước mặt cụ Hội trưởng Nguyễn Viết Liệu có cả các quan khách Tây-Nam tham dự: Ông bà công sứ Moll, ông Trần Vũ, ông ám sát, bà Đại Tá Edel và đã được tất cả mọi người khen ngợi.
Đoàn Đồng Ấu này đã hoạt động cho tới năm 1945 thì tan rã bởi Việt Minh nắm chính quyền và cuộc chiến tranh Việt- Pháp xảy ra.
Vì vậy mà năm 1945 cho tới năm 1948, trong tình hình rối loạn, không thể đứng ra thành lập được.
- GIA ĐÌNH PHẬT HÓA PHỔ
Cho tới khi hồi cư, khi tình hình an ninh ở thị xã đã tạm tái lập, tổ chức đoàn Đồng Ấu mới được phục hồi trong thời cụ Hội trưởng Nguyễn Tăng Mỹ do ông Ngô Ngọc Kiếm (hiện nay là Gia trưởng gia đình Phật Tử Đệ Tam) đứng ra lãnh đạo.
Hoạt động trong thời gian này, về phần nghi lễ còn thêm phần học tập giáo lý do bác uỷ viên giáo lý của Tỉnh giảng dạy.
- GIA ĐÌNH PHẬT TỬ QUẢNG THIỆN
Năm 1950, sau cuộc Đại hội GĐPT toàn quốc họp tại Từ Đàm danh từ Gia Đình Phật Hoá Phổ được đổi thành Gia Đình Phật Tử. Gia Đình Phật Tử đầu tiên của Tỉnh hội Quảng Trị mang tên là GĐPT Quảng Thiện. Gia đình này thoát thai từ Gia Đình Phật Hoá Phổ đặt dưới quyền điều động trực tiếp của Ban trị sự Tỉnh Hội do bác sĩ Phan Văn Huy làm Trưởng ban hướng dẫn.
Ban viên trong Ban hướng dẫn thời ấy có quý bác Ngô Ngọc Kiếm, Nguyễn Thục, Huỳnh Tăng, Lê Đình Trình, Trần Văn Quang, Nguyễn Oanh, Hoàng Trọng Giáp, Nguyễn Duy Phùng.
Trong nội bộ đoàn sinh lúc này mới có sự phân hoá ngành do các Đoàn trưởng điều khiển.
Những hoạt động trong thời kỳ này đều có tính cách lịch sử. Năm 1952 Gia đình Phật Tử Quảng Thiện đã tổ chức một đêm ca kịch thu được 2.500.800 giúp đồng bào tản cư tại làng Thâm Triều, tổ chức bửa cơm thu được 45.000 và gắn huy hiệu (Insigne) ở Đông Hà thu được 1.600 giúp đồng bào bị lụt ở Phan Thiết và ở Tỉnh nhà.
Cũng trong khoảng thời gian Gia đình Quảng Thiện thành hình, thành phố chi hội Đông Hà cũng tổ chức được GĐPT Phước Huệ. Gia đình này gồm có 70 đoàn sinh tổ chức rất có quy củ do anh Trần Quang Toản, Trần Đình Hội đứng ra điều khiển.
Tiếp theo đó GĐPT Hải Thiện cũng bắt đầu xây dựng, tuy chưa được đầy đủ nhưng đã có đà triến triển. Gia đình này do anh Tư Đồ Minh đứng ra tổ chức và một số anh chị Huynh trưởng Ngô Doãn, Phan Tích, Trần Thị Đoá…
Năm 1953 một trại họp bạn đầu tiên của 3 GĐPT Quảng Thiện, Phước Huệ và Hải Thiện (Hải Thiện tham gia bán chính thức) được mở ngay trong công viên toà Tỉnh trưởng Tỉnh Quảng Trị. Trại này mở đầu cho công cuộc phân hoá ngành theo chủ trương của Đại Hội Huynh trưởng tại Từ Đàm.
Trại này được tất cả mọi người chú ý và gây được một ý niệm tốt trong phụ huynh đoàn sinh quần chúng ở ngoài tạo đà tiến cho sự phát triển về sau.
Nhờ Trại họp bạn này, mà sự liên kết giữa các GĐPT được thắt chặt. Đặc biệt thể hiện qua sự hợp tác giữa gia đình Quảng Thiện và Phước Huệ để lấy hài cốt các nạn nhân chiến tranh còn lưu lại trong Thị trấn Đông Hà và tổ chức lễ cất táng rất long trọng.
Từ năm 1952 đến năm 1955 vì ảnh hưởng của tình hình chiến tranh một số Huynh trưởng bị động viên nên tinh thần có hơi tan rã, tuy nhiên ở các khuôn Tịnh Độ số con em hội viên vẫn giữ nề nếp tu học dưới sự hướng dẫn của Ban trị sự các khuôn hội.
Vào năm 1955 và 1956 Gia đình Phật Tử Quảng Thiện được chấn chỉnh nhớ có một số Huynh trưởng ở Huế ra giúp sức. Ban Huynh trưởng của Gia đình Phật Tử này gồm có: Nguyễn Tào, Bùi Thúc Hoàng, Tôn Thất Chiểu, Lê Quang Tào và các uỷ viên ngành: Vĩnh Trị, Nguyễn Văn Châu, Tôn Nữ Thị Xá, Lê Thị Nhạn, Nguyễn Thanh Mỹ, Dương Thị Kim Mỏm.
GĐPT đã xây dựng được một nề nếp sinh hoạt và tu học vững chắc, vì thành phần Huynh trưởng gồm nhiều người có tri thức, am hiểu căn bản giáo dục tuổi trẻ nên đã huấn luyện cao các em về sau này trở thành những Huynh trưởng điều khiển các gia đình trong Tỉnh.
- GIA ĐÌNH PHẬT TỬ PHƯỚC HUỆ
Vào năm 1952 Gia Đình Phật Tử Phước Huệ thành lập song song với GĐPT Quảng Thiện và trực thuộc với chi hội Đông Hà (hồi nay chưa có Ban hướng dẫn chung, mà Ban hướng dẫn GĐPT Quảng Thiện mà thôi).
Gia Đình Phật Tử Phước Huệ có thể nói được rằng đã đóng vại trò tiên phong cho sự phát triển phong trào GĐPT miền Bắc Quảng Trị (2 Quận Gio Linh và Cam Lộ). Nên chúng tôi phác qua đây lịch trình tiến phát, nhất là đề cập tới mối liên quan của Gia Đình Phước Huệ với các gia đình 2 quận nói trên.
Vào năm 1939 sau khi nhóm cư sĩ thành lập tại Đông Hà một chi hội Phật Học như đã nói trên đoạn đầu của tập sử liệu này.
Để đáp ứng với phong trào chấn hưng Phật Giáo và để thoả mãn ước mong của những tầng lớp tin Phật ở địa phương, năm 1961 một nhóm thiếu niên, thiếu nữ đã tụ họp lập thành đoàn Đồng Ấu gồm 20 em dưới sự điều khiển của cố đạo hữu Nguyễn Hoà phong trào này chú trọng vào việc tung kinh Học Phật và hoạt động đến tháng 8/1945 thì tan rã vì thời cuộc.
Năm 1945 sau cuộc chạy loạn một số đạo hữu hồi cư và lo phục hồi lại tổ chức Đồng Ấu dưới hình thức củ. Thời gian này đã tổ chức được 30 em dưới sự điều khiển của đạo hữu Nguyễn Vĩ.
Năm 1950 sau cuộc tiếp xúc của 2 đoàn Đồng Ấu Quảng Trị và Đông Hà do cụ Nguyễn Tăng Mỹ chủ trương, gây thêm niềm tin cho các Huynh trưởng và đoàn sinh nam nữ.
Sau cuộc đi trại chung của Gia Đình Phật Tử Quảng Thiện với Gia Đình Phước Huệ lại tổ chức cuộc cắm trại tại bến xe (hiện tại) dưới sự điều khiển của đạo hữu Trần Quang Thứ, Trần Quang Toản, Lê Thiết, Trương Thị Cam, Hà Thị Giỏi..v.v… cuộc cắm trại gây nên một nề nếp sinh hoạt mới.
Cuối năm 1951 Gia Đình Phước Huệ gửi một phái đoàn tham dự Đại Hội Huynh trưởng toàn quốc tại Từ Đàm trong đó các anh chị Trần Quang Tào, Trần Quang Toản, Lê Thiết, Hà Thị Giỏi, Phan Thị Thảo, Trần Thị Kim Trâm.
Năm 1952 Gia Đình Phước Huệ tham dự với trại họp bạn chung với Quảng Thiện tại tư dinh toà Tỉnh trưởng.
Trại này có sự giúp đỡ của anh Nguyễn Văn Phú và chị Nguyễn Thị Năm.
Năm 1953 đã xung phong di táng 100 ngôi mộ chôn rải rác trong khu quân sự để khỏi bị huỷ lấp vì vô thừa nhận, công việc này có tính chất từ thiện rộng rải nên đã gây nên một ý niệm tốt đẹp đối với GĐ, đối với hội cũng như trong đại chúng nhân dân. Công việc tổng táng có Quảng Thiện giúp sức.
Cũng trong năm này lại tổ chức một trường tiểu học năm lớp lấy tên là Phước Huệ do anh Nguyễn Cảnh làm Hiệu trưởng với mục đích phát huy văn hoá Phật Giáo. Trường này hoạt động đến năm 1956 mới đình chỉ.
Vu Lan năm 1956 đã tổ chức trình diễn một đêm văn nghệ đầu tiên để giới thiệu tinh thần Phật Giáo. Buổi trình diễn văn nghệ này có sự cộng tác của anh Trần Văn Châu, Nguyễn Trọng Hộ, Nguyễn Đình Vang, Phạm Văn Bình, Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Hạ..v..v.
Ngoài ra Phước Huệ đã tổ chức các cuộc cắm trại thăm viếng và xây dựng các vùng phụ cận như trại “Kim Đâu, trại Cam Lộ (năm 1957) trình diễn văn nghệ tại Gio Linh (năm 1958)..vv…”.
- BAN HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ QUẢNG TRỊ 1953 – 1955.
Như đã nói trên nhờ cuộc họp bạn năm 1953 tại Quảng Trị mà 2 Gia Đình Phật Tử Quảng Thiện và Phước Huệ đã liên kết hoạt động, do đó một Ban hướng dẫn chung cho toàn Tỉnh được thành lập vào năm 1953, trong năm này Đại Hội Huynh trưởng toàn Tỉnh có các GĐ: Quảng Thiện, Phước Huệ, Hải Thiện, Minh Châu (Cam Lộ) và các GĐ mới thành lập thêm tại thị xã: Chơn Lạc (Đệ Nhị), Minh Đạo (Đệ Nhất sau này), Minh Thiện (đệ Tam), Tịnh Giác (đệ Tứ), Phước Thiện (đệ Ngũ).
Ban Hướng Dẫn đầu tiên gồm có anh Nguyễn Duy Phùng (Trưởng ban) Trần Quang Toản, Tư Đồ Minh, Nguyễn Văn Châu….Hoạt động của ban hướng dẫn này cũng đang còn yếu ớt:
- Năm 1953 Ban hướng dẫn tổ chức một trại huấn luyện Huynh trưởng lấy tên là Lục Hoà do Ban hướng dẫn tổng hội phụ trách giảng huấn (anh Cao Chánh Hựu, Phan Cảnh Tuân, Võ Đình Cường .vv,..).
- Vào khoảng năm 1955 lại mở trại huấn luyện Huynh trưởng cấp I mang tên là “Thiện Thệ” (xem như trại A Dục 1) tại Diên Sanh huấn luyện cho 60 Huynh trưởng. Ngoài ra Ban hướng dẫn đã cử ra 10 anh chị Huynh trưởng trong các GĐPT đi dự khoá huấn luyện Kiều Trần Như tại Huế.
- Số Huynh trưởng huấn luyện này chính là số Huynh trưởng tiên phong đóng góp cho công cuộc phát triển phong trào chung rất nhiều công đức.
- Tháng 8 năm 1955 Đại Hội Huynh trưởng toàn quốc tại Đà Lạt khai mở. Phái đoàn hướng dẫn Quảng Trị được gởi đi tham dự gồm có các anh Nguyễn Duy Phùng, Trần Quang Toản, Tư Đồ Minh, Nguyễn Văn Châu. Đại Hội này đã vạch định chương trình tu học và hình thức sinh hoạt của GĐPT.
NĂM 1956:
Sau khi đi đại Hội về, Ban hướng dẫn triệu tập ngay Đại Hội GĐPT toàn Tỉnh vào tháng 2/1956 tại chùa Tỉnh Hội Phật Giáo Quảng Trị. Trước nhu cầu đòi hỏi một cơ quan chỉ đạo mạnh mẽ để có thể trung gian hướng dẫn cho sự thành lập và phát triển.
Đại Hội gồm 60 đại biểu 12 GĐPT và 1.500 đoàn sinh.
Thành phần của Đại Hội này gồm có các anh chị Huynh trưởng sau đây:
Quảng Thiện: Đoàn Văn Dân, bà Tôn Thất Dương Thanh (Gia trưởng) và các anh chị: Nguyễn Thế Lữ, Bùi Thục Nghinh, Nguyễn Văn Châu, Tôn Nữ Thị Xa.
Tịnh Giác: Bác Nguyễn Đình Hội, anh Nguyễn Hiềm, Lê Văn Tịnh.
Chơn Lạc: Bác Đỗ Ngưu, anh Lê Quang Tào, Nguyễn Đại Hoàng, chị Tôn Nữ Thị Phổ, Phan Thị Bích Nhuận, Lữ Thị Lân, Ngô Thi Phượng, Lữ Thương Công, Nguyễn Văn Hổ, Trần Sĩ Quỳ, Cao Hửu Sáo.
Minh Đạo: bác Lê Vũ, anh Bửu Khôi, Cao Đăng Đệ, Phan Thị Thuý Liểu, Đoàn Thị Hạnh.
Phước Thiện: bác Nguyễn Lữu, anh Phan Sửu, Lê Thị Cấp, Phan Thị Ngọc Liên, Ngô Thi Kim Phổ.
Minh Thiện: Anh Phan Văn Minh, Lê Minh, Lê Quang Trung, Nguyễn Lan, Trần Hạnh Đinh, Công Tằng Tôn Nữ Như Nghĩa, Lương Thị Kim Hai, Lê Thị Nhận, Nguyễn Thị Giáng Tuyết.
Hải Thiện: Anh Tư Đồ Minh, Ngô Đoan, Phan Bính, Trần Thị Đoá.
An Thiện: Bác Bùi Khắc Xuân, anh Phan Khắc Hoàng, Nguyễn Văn Sinh, Ngô Văn Chương, Phan Khắc Bính, Nguyễn Văn Xuân, Phan Thị Tý, Phan Thị Quế.
Chánh Thiện: Chị Phan Thị Bùi, Phan Thanh Sành, Phan Văn Long, Trần Văn Lam, Phan Quý Cung, Trần Thanh Thi, Hồ Thị Diệp, Trần Thị Kim Loa, Trần Thị Kim Hoàng.
Phước Mỹ: Anh Trần Văn Chất, Nguyễn Vinh, Trần Thị Chiêu, Nguyễn Thị Thi.
Phước Huệ: Anh Trần Quang Toản, Trần Đình Hội, Lê Hửu Nhân, Đỗ Thị Mùi, Lê Thị Mỹ Thiện, Trần Thị Kim Trâm.
Hương Thành: Anh Nguyễn Quán, Tăng Thế Đinh, Lê Văn Sưu, Trần Tiến Dung, Trần Thị An.
BAN HƯỚNG DẪN TRONG NIÊN KHOÁ ĐƯỢC BẦU CỬ
Trưởng ban :
Thư ký : Phó bí thư : Uỷ viên miền Nam : Uỷ viên miền Bắc : Uỷ viên miền Đông : Uỷ viên Văn Nghệ : Uỷ viên Thủ Quỹ : Uỷ viên Phật Giáo : Ban văn nghệ : |
Anh Nguyễn Duy Phùng.
Anh Nguyễn Thế Lử. Kiêm uỷ viên chuyên môn: Bùi Thúc Minh. Tư Đồ Minh. Trần Quang Toản Nguyễn Quán Anh Lê Quang Tào Tôn Nữ Thị Phổ Lê Đình Ngân. Phan Văn Minh, Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Đại Hoàng. |
Đại Hội này cũng trù định một chương trình phát triển cơ sở.
Miền Nam: Hải Lăng 9 gia đình.
Miền Bắc: 4 gia đình.
Miền Đông: 6 gia đình
Và dự trù mở:
- 3 trại huấn luyện Đội Chúng trưởng.
- 3 trại Huynh trưởng “Thiện Thệ”.(I)
- 1 trại Huynh trưởng “Tứ Ân” (đợt I).
- 1 trại Đoàn trưởng “Tứ Ân” (đợt II).
Một lớp thực hành chuyên môn và cứu thương.
Nhờ thực hiện đầy đủ chương trình trên mà phong trào càng ngày càng lan rộng, các khuôn hội hình thành GĐPT mới mẽ, nội dung sinh hoạt hào hứng hấp dẫn nên đã thi nhau gọi Huynh trưởng về huấn luyện để thành lập GĐPT của khuôn hội mình.
Các trại họp bạn các cuộc du ngoạn, các buổi trình diển văn nghệ của các GĐPT trên càng kích thích sự trổi dậy của phong trào GĐPT kèm theo đó những tổ chức cứu tế, giúp đỡ hoả hoạn cho Mỹ Chánh, giúp nạn nhân chiến tranh, chiếm được nhiều cảm tình của quần chúng nên được nâng đỡ mãi mãi.
Phong trào tuần tự lan ra miền quê. Cuối năm 1956: Số GĐPT được thành lập thêm rất nhiều.
Tất cả có 40 gia đình kể cả Gia Đình Phật Tử đã được thừa nhận chính thức: Quảng Thiện, Hải Thiện, Phước Huệ, Minh Đạo, Chơn Lạc, Tịnh Giác, Phước Thiện, Hương Thành (Cổ Thành) đã được thừa nhận chính thức, và 32 gia đình tạm thành lập: Thuận Dung (Đại Hào), Bản Thiện (Bồ Bản), Quảng Tuệ (Quảng Điền), Mỹ Lộc, Phú Lộc, Dương Quang (Dương Lệ Đông), Chính Thiện (Diên Chính), Phước Mỹ (Diên Phước), An Thiện (Diên Sanh), Phú Thiện (Phú Quý), Cù Hoan, Mỹ Thiện (Mỹ Chánh), Trường Thiện (Trường Sanh), Vĩnh Thiện (Vĩnh Trường), Văn Thiện (Văn Quỹ), Lương Thiện (Lương Điền) Hưng Thiện (Hưng Nhơn), Long Thiện (Long Hưng), Minh Châu (Cam Lộ), Phương Thiện (Phương Lang), Trúc Lâm, Cao Hy, Bích Thiện, An Tiêm, An Lợi, Gia Độ, Hà Mi (Hà Quang), Vĩnh Lại, Lệ Xuyên, An Cư, Đạo Đầu, Văn Trị, Trung Đơn, Phước Điền, Đông Dương, Trà Lộc, Lam Thuỷ, Lâm Xuân, Gia Môn, Kim Đâu, Tân Thành.
Số lượng đoàn sinh năm nay đã lên tới 4.000 người. Vì sự phát triển quá sức như vậy đòi hỏi vấn đề đào tạo Huynh trưởng, cho nên trong năm có 2 trại Huynh trưởng được tổ chức: Một trại Hà Mi và một trại Đông Hà.
Trại Hà Mi mở vào tháng 3/1956 và trại Đông Hà mở vào tháng 6/1956 trong đó:
Trại trưởng : Anh Tư Đồ Minh
Trại phó : Anh Nguyễn Văn Châu
Và các giảng viên đều là ban viên Ban hướng dẫn đương thời.
Trại đã huấn luyện được 156 Huynh trưởng hoạt động tại các gia đình miền quê.
Cuối năm 1956 một vài sự thay đổi trong Ban hướng dẫn: Anh Nguyễn Thế Lữ, anh Bùi Thúc Nghinh, anh Nguyễn Quán nghỉ việc, phải cử các anh Nguyễn Cửu Trị thế chân Thư ký, anh Hoàng Thế Lợi Đặc uỷ quận Đông, chị Phan Thị Na uỷ viên phụ trách Thiếu Nữ, chị Bích Quyên phụ trách Oanh Vũ Nữ, anh Lê Quang Tào phụ trách Oanh Vũ Nam, anh Nguyễn Văn Châu phụ trách Thiếu niên và anh Phan Văn Ninh phụ trách Văn nghệ.
Gia đình Phật Tử theo đà tiến lan ra tới một tốc độ thần kỳ. Cũng vì hình thức mới lạ, cũng vì sự chèn ép đối với một nền tôn giáo mà tinh thần tự do tín ngưỡng (theo văn bản tự do của hiến pháp) kích thích sự đoàn kết của dân chúng lấy tổ chức Phật Giáo để bảo vệ nếp sống tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc và đồng thời lấy hình thức Gia Đình Phật Tử, một tổ chức mới mẽ có một nội dung sinh hoạt phong phú, biểu dương uy thế tôn giáo của mình.
Chính do động cơ tâm lý trên, mà mục đích thành lập GĐPT theo tôn chỉ ít được chú trọng và đã gây nên một tình trạng sinh hoạt hỗn tạp mà chúng ta sẽ đề cập đến sau đây:
Tuy gặp phải khó khăn nhiều huynh trưởng phải vào tù ra khám, phải đi chỉnh huấn học tập, mà nhuệ khí dũng cảm, tinh thần của GĐPT không giảm sút. Một động lực thiêng liêng đã giúp cho họ kiên trì vượt qua trở ngại, và một nếp sống hoà ái khiến họ lưu luyến mà kết chặt vào tổ chức GĐPT có lẽ những trở ngại đã giúp cho họ có những kinh nghiệm, những thử thách, những khôn ngoan và làm cứng cáp thêm đạo niệm phục vụ chánh pháp của họ.
Gia đình càng phát triển nhiều, các danh từ dùng riêng cho các gia đình trở ngại cho sự điều hành Phật sự giữa Tỉnh Hội và các khuôn lấy theo địa danh hành chánh, nên các tên riêng được điều chỉnh lấy theo tên của khuôn hội mình. Sự điều hành này bắt đầu từ năm1956. Cũng trong năm 1956 gia đình Quảng Thiện bắt đầu tan rã, vì số đoàn sinh bị phân tán vào các GĐPT đệ I, đệ II, đệ III, đệ IV, đệ V và Thạch Hãn, số còn lại thiếu sự nâng đỡ, hơn nữa không có một cơ quan bảo trợ nên không hoạt động nổi.
Năm 1955 này ghi lại một sự kiện đặc biệt: Quy chế cấp bậc được Tổng hội ban hành lần đầu tiên vào dịp Thành Đạo. Một số Huynh trưởng lãnh đạo được xếp cấp:
Cấp Tín: – Anh Tư Đồ Minh.
– Anh Trần Quang Toản.
Dự Tập: – Chị Trần Thị Kim Trâm.
– Anh Hoàng Thế Lợi.
Quyết định xếp cấp Huynh trưởng được ban hành kèm theo một chỉ thị về việc trao cấp hiệu và một bức thư của thượng toạ Thích Trí Quang phó Hội trưởng Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Trung Phần.
Bức thư nêu rõ tinh thần cấp bậc đối với Huynh trưởng: “Hôm nay ngày kỷ niệm sự giác ngộ của đức Bổn Sư, ngày Tổng Trị Sự gói gắm biết bao nhiêu cầu nguyện.
Hội Phật Học chúng ta vốn có thầy có trò, có chú, có bác, có anh, có em, một tổ chức có tính cách đại gia đình được điều khiển bởi chính Đức Phật và những lời giáo huấn thanh tịnh của Ngài.
Sống trong tổ chức đó, các em có một sứ mạng rõ rệt, một sứ mạng ý nghĩa cho đến nổi thật đang gọi là sứ mạng, ấy là sự thay đổi dìu dắt đàn em của mình, bước từng bước vững vàng theo dấu chân của Đức Từ Bi. Tôi đã từng nói: Hội Phật Học có 2 tầng lớp: Là hội viên và con em hội viên. Lo cho hội viên là sứ mạng của các bác, còn các em có cái sứ mạng lo cho tầng lớp thứ hai, tầng lớp con em của hội viên.
Sứ mạng chính yếu của các em đã được đề ra đòi hỏi các em một tinh thần phục vụ, với tất cả ý nghĩ chứa trong từ ngữ đó.
Những tồn tại biết rằng, có một số các em nông nổi, dũng cảm tự phục vụ để làm việc với tác phong “muốn” làm là làm, tự ý, không chịu sự phân công đúng lúc và đúng chổ, rồi tự ái khiến cho các em vui thì làm, giận thì bỏ.
Tác phong này không còn là sự phục vụ ở đâu thị chính tinh thần kỷ luật kèm theo đó một tinh thần đòi hỏi, rất nhiều ở các em, và dĩ nhiên muốn giữ tinh thần phục vụ trong kỷ luật, người Huynh trưởng của con em hội viên Hội Phật Học phải biết tưởng niệm đến đức tính “Tinh Tiến và Hoan Hỹ”.
Kế tiếp sự “phục vụ trong kỷ luật” và tâm lý không cầu an, phải ý thức việc hội, trong đó có việc tự đã có cái định nghĩa hy sinh. Các em hãy can đảm tiếp nhận mọi sự khó khăn, hãy bỏ tâm lý thích dễ dãi, thích nâng đỡ. Nên điêu luyện đức tính kiên nhẫn và chịu đựng.
Đó là những căn bản của Tổng Trị Sự gởi đến các em.
Cấp hiệu mà các em nhận sẽ luôn luôn nhắc nhở các em những căn bản đó. Nó sẽ nâng đỡ các em không chán nản.
Nó sẽ chỉnh các em lúc các em lầm lạc. Nó là sứ mạng của hội và hơn nữa của Đức Phật trao cho các em.
Có lẽ sứ mạng quá cao cả và nặng nề mà một số các anh chị Huynh trưởng e ngại và dè dặt, chưa dám nhận cấp hiệu. Phải để cho thời gian thử thách và tôi luyện vì thế mà lễ trao cấp hiệu được tổ chức vào 3 năm sau.”
Hoạt động trong năm 1956 năm nay, đặc biệt tổ chức được 2 trại huấn luyện: Một trại huấn luyện Huynh trưởng tại Kim Thạch và một trại huấn luyện Đội Chúng Trưởng tại Diên Thọ.
Trại Kim Thạch có 144 Huynh trưởng thụ huấn, và trại Đội Chúng Trưởng tại Diên Thọ có 300 em về huấn luyện.
Nhờ trại huấn luyện Đội Chúng Trưởng này mà GĐPT Quận Nam đã chuyển hướng hoạt động mạnh mẽ và hoạt động thanh niên, nêu rõ đặc tính của một tổ chức giáo dục Thanh Thiếu Nhi.
Về tình hình trong năm, chúng ta ghi nhận các đặc điểm:
– Sự lớn mạnh quá rộng rãi của phong trào, trong lúc Huynh trưởng chưa được huấn luyện kỹ càng thấu đáo về ý thức giáo dục, nghệ thuật điều khiển, cho nên tổ chức GĐPT mất hẵn đặc tính của một tổ chức giáo dục Thanh Thiếu Nhi, hướng hoạt động thiên trọng về văn nghệ xã hội, như các tổ chức thanh thiếu niên ở ngoài, không hơn không kém, duy có khác tinh thần sinh hoạt phong phú và linh động hơn mà thôi.
– Sự phát triển càng rộng lớn bao nhiêu càng gặp phải những vấn đề phức tạp bấy nhiêu, Huynh trưởng bị mua chuộc, một số không bị sa ngã cũng lung lạc, tại liệu học tập thiếu thốn, nghệ thuật không được trau dồi, đoàn viên sinh hoạt hời hợt, chương trình không có khiến cho phong trào bị ngừng trệ ở phần nội dung, mặc dầu số lượng càng ngày càng gia tăng vùn vụt.
NĂM 1957:
Một sự kiện lịch sử quan trọng đáng ghi nhớ của Phật Giáo Quảng Trị: Thầy Thích Đức Minh, Giảng sư của Tổng Hội được đại hội đồng Tỉnh Hội cử giữ chức vụ Hội trưởng thay cụ Lê Chí Khiêm. Vốn là một tu sĩ rất hoạt động mà đức tính cương nghị, kham nhẫn đúng lúc, hơn nữa đứng trên tinh thần phục vụ cao cả của Tăng đồ đối với Chánh Pháp, thầy đã gieo một chấn động sâu xa và một sức phấn khởi mãnh liệt trong hàng hội viên và quần chúng không hội viên trong Tỉnh.
Các khuôn hội mọc lên như nấm và GĐPT cũng theo đó phát triển thêm lên. Đặc biệt đối với GĐPT thầy lại có cảm tình hơn nữa.
Nhiều gia đình xuất hiện: An Mô, Vân Hoà, Hậu Kiên, Nại Cửu, Đầu Kênh, Thanh Liêm, Giáo Liêm, Phú Tài, Trung Yên, Phước Lễ, Tường Vân, Đồng Bào, Ngô Xá Đông, Ngô Xá Tây, Câu Nhi, Hà Lộc, Đơn Quế, Hội Yên, Kim Giao, Diên Khánh, An Nhơn, Xuân Viên, Trà Trì, Gio An, Gio Linh, Cao Xá, Mai Thị, Mai Hà, Mai Xá, Linh Chiểu. Tất cả có 30 gia đình được thành lập thêm. Tổng số đoàn sinh lên tới 7.860 và 490 Huynh trưởng.
Về Ban Hướng Dẫn cũng gặp phải một biến cố lớn.
Anh Nguyễn Duy Phùng, một con người mà chí nguyện phụng sự đạo pháp nhiệt thành đã vì áp lực chính quyền phải thôi việc.
Ngày 2 tháng 11 năm 1957 một cuộc họp gồm các GĐPT đệ Nhị, đệ Tam, đệ Tứ, Thạch Hãn và Quảng Thiện đã chấn chỉnh lại Ban Hướng Dẫn với thành phần sau đây:
– Anh Phan Văn Minh
– Anh Lê Quang Tào – Chị Tôn Nữ Thị Phổ – Anh Lê Lam – Anh Lê Quang Trung – Chị Phan Thị Bích Thuận – Chị Phan Thị Na – Anh Trần Quang Toản – Anh Tư Đồ Minh – Anh Nguyễn Ga – Anh Nguyễn Văn Châu |
:
: : : : : : : : : : |
Trưởng ban
Phó trưởng ban kiêm đặc trách quận Trung. Phó trưởng ban phụ trách Ngành Nữ Thư ký thường trực Thủ quỹ Phó thủ quỹ Uỷ viên Oanh Vũ Nữ Uỷ viên quận Bắc Uỷ viên quận Nam Uỷ viên quận Nam Uỷ viên văn nghệ |
Nhiệm kỳ này ngắn ngủi, và tiếp theo đó là Đại Hội Huynh trưởng, triệu tập vào ngày 5 và 6 tết Nguyên Đán bầu lại một Ban hướng dẫn khác.
Trong nhiệm kỳ chưa đầy 2 tháng, Ban hướng dẫn đã cố gắng tổ chức một trại huấn luyện từ ngày 25 tháng 12 năm 1957 đến ngày 1 tháng Giêng năm 1958 tại Diên Thọ.
Trại này do anh Tư Đồ Minh làm Trại trưởng và các huấn luyện viên sau đây:
– Nguyễn Duy Phùng.
– Nguyễn Văn Châu. – Nguyễn Hữu Triếp. – Lê Quang Tào. |
– Phan Văn Minh.
– Trần Quang Toản. – Phạm Thị Na |
Trại đã huấn luyện cho 116 Huynh trưởng.