Welcome to LAM THÀNH CỔ   Chào mừng quý vị đến với trang Lam Thành Cổ Welcome to LAM THÀNH CỔ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img

Kỹ năng xác định phương hướng

I. Khái quát về phương hướng

1) Phương hướng là gì

– Ngày xưa:
Trong không gian, con người chọn lấy một điểm móc làm chuẩn rồi từ đó xác lập mối quan hệ giữa các điểm khác với điểm chuẩn đó.
Người ta lấy phương mặt trời mọc, lặn làm chuẩn vì hàng ngày họ thấy mặt trời mọc ở một phương và lặn ở một phương đối diện. Sau nhiều lần quan sát thì họ thấy điểm mọc và lặn của mặt trời không phải cố định mà là có sự thay đổi. Một số nhà nghiên cứu thời đó đã theo dõi sự vận động biểu kiến của mặt trời thì thấy sao Bắc cực hầu như đứng yên, từ đó họ lấy sao Bắc cực làm điểm chuẩn.
– Ngày nay:
Khái niệm về phương hướng được xác lập trên cơ sở đo đạc hình dạng và kích thước trái đất sũng như quy luật về thiên văn. Theo quan sát của các nhà khoa học thì các thiên thể đều chuyển động biểu kiến quanh trục vũ trụ, chỉ có hai thiên cực (thiên cực Nam & thiên cực Bắc) là không dời chỗ và người ta lấy nó làm cơ sở để xác định phương hướng và quy định:
+ Điểm Bắc là giao điểm giữa mặt phẳng chân trời với đường thẳng góc, hạ từ Bắc thiên cực xuống.
+ Trên mặt đất, vĩ độ địa lý ở các nơi khác nhau. Nhưng ở đầu điểm Bắc cũng là giao điểm của đường thẳng góc hạ từ Bắc thiên cực với mặt phẳng chân trời.
+ Trên đường chân trời, từ điểm Bắc cực theo chiều kim đồng hồ một góc 900 là điểm Đông, 180° là điểm Nam, 270° là điểm Tây.

2) Quang năng phương hướng

– Theo nhận xét của các nhà khoa học : nhờ có quang năng phương hướng nên sau một hành trình xa xôi, loài chim vẫn trở về điểm khởi hành, mặc dầu phải trải qua bao nhiêu biển rộng, núi cao. Ví dụ như: Chim nhạn, cò, sếu… và một số loài khác như chó, mèo, ong, bướm, cá…
– Ở loài người, là động vật bậc cao nên cũng có những quang năng như vậy. Nhưng muốn quang năng ấy hoạt động tốt thì đòi hỏi phải có sự tập luyện và siêng năng.
– Sự tập luyện này sẽ giúp chúng ta phát triển khả năng nhận xét, lý luận, ký ức, sáng tạo và khiến chúng ta sáng suốt khi cần định đoạt công việc nhanh chống và tự tin.
– Hơn thế nửa, nếu biết tìm phương hướng thì trong cuộc đi chơi leo núi hoặc rừng, dù đường có rập ghềnh, quanh co khó đi, dù tiến sâu vào rừng hoang vu, chúng ta không còn lo lạc đường nữa.

3) Cách gọi tên

Có 2 cách gọi:
– Cách 1: Gọi tên phương hướng theo góc: là cách gọi theo độ lớn của góc, lấy phương Bắc làm điểm chuẩn.
+ Chính Bắc: 0° hay 360°
+ Chính Nam: góc phương vị 180°
+ Chính Đông: góc phương vị 90°
+ Chính Tây: góc phương vị 270°
– Cách 2: Gọi tên theo chữ: Không gian được chia ra làm 4 hướng chính: Bắc, Nam, Đông, Tây và 4 phương xen giữa là Đông Bắc, Đông nam, Tây bắc, Tây Nam. Để việc xác định chính xác hơn người ta còn chia ra thêm tám phương phụ: Bắc đông bắc, Đông đông bắc, Tây tây bắc, Đông đông nam, Nam đông nam, Tây tây nam, Nam tây nam, Bắc tây bắc.

4) Phân loại định hướng

Có 7 loại:
– Bằng hướng gió.
– Bằng gốc cây mọc rêu.
– Bằng mặt trăng.
– Bằng gậy và bóng nắng
– Bằng đồng hồ có kim chỉ giờ.
– Bằng sao trời.
– Bằng địa bàn.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

1,630FansLike
0FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

CÁC TIN KHÁC

error: Content is protected !!
Chào mừng quý vị đến với trang Lam Thành Cổ