2. NGUỒN GỐC CỔ THỜI
Nếu tìm đến nguồn gốc, thì nơi đây xưa kia là đất đai của dân Chàm (2 Châu Ma Linh và Bố Chính mà vua Chế Củ Chiên Thành dâng lên trong cuộc chinh phạt năm Kỷ Dậu đời Trần, và Lý Thánh Tôn – 1069).
Nhưng trên sự thật thì mãi đến năm Giáp Thìn (1104 Vua Chiêm Thành thường hay khấy nhiễu, Lý Thường Kiệt phải sang đánh lấy Chiêm Thành lần nữa, vẽ được địa đồ ba châu Địa Lý – Bố Chính – Ma Linh mà chế độ cũ dâng ngày trước và mới cho dân đến ở.
Có lẽ từ năm 1301 trở đi khi vua Trần Anh Tông, sau cuộc chinh phạt Ai Lao trở về, bỏ vào chùa tu, rồi đi chu du khắp thiên hạ, cuộc di dân chính thức mới bắt đầu.
Ngài chiêm thành xem phong cảnh, ước gã công chúa Trần Huyền Trân cho Chế Mân (vua Chiên) cuộc giao hảo Chàm – Việt từ đó thức tỉnh và dân chúng của hai dân tộc mới yên ổn làm ăn.
Chế Mân xin dâng thêm hai châu Ô – Rí (đổi ra thành Thuận Châu và Hóa Châu) để làm lễ cưới. Đến nay 1307 ta mới đặt cai trị ở hai Hạt này.
Chính trong khoảng thời gian trên hai châu Địa Lý – Bố Chính mới được Việt hóa trong lúc dân Chàm ở hai châu mới thiền cư lần về Nam.
Trong lịch sử Nam tiến, lần đầu tiên dân tộc ta thi hành một chính sách Nam tiến hợp pháp hòa bình, một chính sách thân hữu chỉ có thực hiện một lần duy nhất trong lịch sử bang giao với các dân tộc nhược tiểu.
Một ông vua cởi áo hoàng bào, mặc áo cà sa môn đã được tự do đi chu du đất khách quê người, lại gả con gái cho Quốc vương nước đó, thiết tưởng không một sứ giả hòa bình nào hơn, không một tình hữu nghị nào thắm thiết hơn.
Dầu qua lại triều đình Nhà Trần có dã tâm xâm lược chúng nữa, hay nhà Trần có mưu đồ lấy Huyền Trân công chúa làm con vật hy sinh cho ý chí xâm lược, chúng không thể chối cải thiện chí hòa bình của vị vương giã tu hành đó. Sự kiện trên cũng chứng tỏ tinh thần bình đẳng không phân biệt chủng tộc của Ông vua của thời đại Lý- Trần, thời đại vàng son của Phật Giáo, mặc dầu về sau dân ta tiêm nhiễm cái tinh thần chật hẹp của Lão giáo chẳng đã phê phán.
“Tiếc thay trong ngọc trắng ngần
Đem vo nước đục lại vần lửa rơm…’’
Trong bước đầu của cuộc Nam tiến dân tộc ta thật đã sống hoà bão của dân tộc Chàm. Có người sẽ đặt câu hỏi:
– Tại sao dân tộc ta tiến đến đâu thì dân tộc Chàm phải lùi đến đó? Phải chăng chúng ta đã áp dụng một chính sách diệt chủng ?
– Không: Câu trả lời thật là dễ hiểu; không phải dân Việt độc ác để không thể sống chung với Chàm, nhưng chính người Chàm lùi dân vì trạng thái sinh hoạt cố hữu của dân tộc họ. Chúng ta thừa hiểu rằng, dân Chàm thời ấy còn chưa vượt qua trạng thái du mục.
Vì thế khi dân chúng Việt Nam đến sinh cơ lập nghiệp nơi nào thì dân chúng Chàm chỉ có việc dời Làng bản đi nơi khác.
Một chính sách đồng hóa chỉ có thể thực hiện khi hai dân tộc cùng ở trong một trạng thái sinh hoạt giống nhau.
Đặc biệt trong lĩnh vực tinh thần của cuộc Nam tiến này dân chúng Quảng Trị đã thu gặt một hiệu quả tinh thần lớn lao ảnh hưởng đến tâm hồn dân chúng đậm đà, tạo nên những sắc thái tình cảm đặc biệt địa phương của người dân Quảng Trị. Đó là tâm trạng con người cành vàng lá ngọc Công chúa Trần Huyền Trân, tâm trạng u uất của một con người phải chịu hy sinh đời sống riêng tư để phụng sự cho quyền lợi dân tộc.
Mối tình vừa thiết tha, vừa ai oán nàng công chúa ấy gửi vào điệu hát ai oán não nùng. Điệu Nam ai, Nam bằng khúc nhạc thiết tha của đoàn quân đưa người sang xứ Chùa Tháp để lại những tình cảm vấn vương, tình yêu quê hương làng mạc, tình yêu tha thiết của người gái trai đất Việt. Nổi khổ chia cắt nổi khắc khoải tan thương, từng ấy tình cảm nhào trộn nên sắc thái tâm hồn của người dân Quảng Trị hiện nay. Cảm thông thân phận bi đát của con người, cảm thông lẻ sống của dân tộc, cảm thông sự hy sinh cần thiết của một cá nhân, dầu cho cá nhân ấy là một nàng công chúa cho sự nghiệp của đoàn thể.
Đó là những yếu tố tinh thần tạo nên những người dân xứ Quảng. Những người dân biết trọng tình khinh lý, ôn hòa, thuần hậu, những đặc tính tiền nhân chúng ta ngày xưa.