NĂM 1960:
Cuối niên khoá, Đại Hội các Huynh trưởng các quận họp tổng kết và đến tháng 2/1960 Đại Hội Huynh trưởng toàn Tỉnh được triệu tập vào ngày 21-22- và 23. Số lượng đại biểu rất đông đảo mặc dầu các gia đình phải cử một số đại biểu hạn chế.
Lễ khai mạc tổ chức vô cùng trọng thể. Trên hàng ghế quan khách, ngoài quý thầy Hội trưởng và quý thầy trong Giáo hội Tăng già, còn có ông Ty Trưởng thanh niên, Ty Trưởng cảnh sát, ông Đạo trưởng Hướng đạo Ái Tử, ông Tỉnh Đoàn Trưởng thanh niên Cộng Hoà và Ban hướng dẫn GĐPT Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Trung Phần.
Có lẽ với thành phần quan khách kể trên, nên mở đầu bài diễn văn khai mạc, anh Trưởng ban đề cập ngay đến vai trò của GĐPT đối với xã hội ngày nay.
Chưa bao giờ nhân loại trải qua một cơn biến động trong đại bàng cơn biến động của thế kỷ 20, một biến động sâu xa đang đe doạ huỷ diệt toàn diện con người.
Biến động đó là lý tưởng sùng thượng vật chất, bắt nguồn từ thế kỷ thứ 18 và hiện đang ngự trị tâm tư của hầu hết thanh niên hiện đại.
Ở Việt Nam ta, trong tầng lớp thanh niên, ý thức đó lại càng nặng nề hơn nữa, cơ hội như những giá trị tâm linh của nền văn minh tinh thần kiến tạo trên 4000 năm lịch sử đều bị tiêu tan trong dòng lịch sử.
“Văn minh Đông Á trời thu sạch,
Này lúc luận thưởng đảo ngược ru?”.
Tâm trạng trên đây của một thần nhân hồi tiền chiến cũng là tâm trạng chung của những nhà chính trị, tôn giáo, giáo dục hiện đang lo âu cho tiền đồ và vận mệnh thanh thiếu nhi mà sự hiện diện hôm nay là một minh chứng, biểu dương hoài bảo giải thoát cho thế hệ thanh niên hiện đại nói riêng, cho nhân loại nói chung ra khỏi những nghiệp chướng do ý thức sùng thượng vất chất gây nên…
Đề cập đến tình trạng sa đọa đạo đức trên đây để trình bày một đường lối giáo dục của GĐPT, đặt nó như một yếu tố khẩn cấp xây dựng xã hội.
Những yếu tố tâm sở tạo thành, Đức Thích Ca Mâu Ni chính là những yếu tố giải thoát cho chúng ta, cho tất cả những con người trong cái thế giới mà sự đấu tranh sinh tồn trở thành một thông lệ hay một quy luật của sự sống. Những yếu tố đó là Năng Nhân và Tịnh Mặc.
Chắc quý vị đã đồng quan điểm của chúng tôi, rằng tâm hồn con người hiện đại phải được bổ cứu bằng cách phát huy triệt để tình thương yêu, chí hào biện và đức hy sinh (Năng Nhân) phải gia cường sức dũng cảm để đè bẹp những cám dỗ vật dục (Tịnh Mặc) hai yếu kiện tất nhiên của một thế giới an lạc…
Sau những lời lẽ trình bày về tinh thần hoạt động và giáo dục của Gia Đình Phật Tử, anh Trưởng Ban Hướng Dẫn cũng nêu lên một hoài bão ở tương lai:
“Gia Đình Phật Tử đã đánh dấu một sức bành trướng bộc phát, về số lượng và đã gây một phong trào rộng lớn khắp nơi.
Nhưng cũng trong cái rộng lớn đó của một phong trào mới phôi thai đã ẩn chứa những cái khó khăn phức tạp trong sự điều khiển, đòi hỏi sự am hiểu tường tận, một nhận xét sắc bén, một trí tuệ thông suốt ở cương vị lãnh đạo trong tổ chức của chúng ta, một tổ chức đang tự tạo cho chúng ta một hướng đi và một căn bản lý thuyết…”
Với tinh thần sáng suốt đó với ý hướng đặt ra tại đại hội, một chương trình đã hoạch định để thực hiện.
Trước tiên phải nói đến sự thành lập cơ cấu của Ban Hướng Dẫn:
Đại Hội đã nhận thức rằng, với một số tổ chức rộng lớn và phương tiện làm việc hạn chế, Ban Hướng Dẫn không thể đi sát các GĐPT trong tỉnh và điều kiện tất yếu là tăng cường và xiết chặt cơ cấu của sự hướng dẫn, vì vậy một chức vụ mới được Đại Hội chấp thuận, mặc dầu không được ấn định trong quy chế về GĐPT: “Chức vụ phụ tá đặc ủy”.
Cho nên thành phần Ban Hướng Dẫn năm nay, trong danh sách chúng ta thấy có thêm các Phụ tá đặc ủy.
Sau đây là thành phần Ban Hướng Dẫn:
Trưởng ban : Nguyễn Đức cự.
Phó trưởng ban : Tư Đồ Minh.
Phó trưởng ban : Trần Quang Toản.
Phó trưởng ban : Tôn Nữ Thị Phố.
Chánh thư ký : Nguyễn Bái.
Phó thư ký : Võ Thị Lê.
Phó thư ký : Nguyễn thị Lam.
Thủ quỹ : Lữ Thượng Công.
Phó thủ quỹ : Phan Thị Bích Thuận.
Uỷ viên Nam PT : Nguyễn Đại Hoàng.
Uỷ viên Thiếu Niên : Nguyễn Khắc Uỷ.
Oanh Vũ Nam : Nguyễn Đức Thương.
Oanh Vũ Nữ : Nguyễn Thị Kim Khanh.
Nữ Phật Tử : Tôn Nữ Thị Phố.
Phụ tá uỷ viên Nam PT : Tăng Thế Đinh.
Phụ tá uỷ viên Thiếu Niên : Vĩnh Trị.
Phụ tá uỷ Oanh Vũ Nam : Lê Thiện Hữu.
Đặc uỷ hạt Nam : Tư Đồ Minh.
Đặc uỷ hạt Bắc : Trần Quang Toản.
Đặc uỷ hạt Trung : Nguyễn Đại Hoàng.
Ngoài ra còn có các phụ tá vùng: Trần Từ, Nguyễn Văn Chất, Ngô Doan, Phan Tám, Nguyễn Đức Chứng, Lê Thuỳ Dương, Phạm Hạt, Trần Hiêu, Trương Đăng Loan, Lâm Duy Lư, Đỗ Hoằng, Hoàng Ngọc Ngữ.
Hệ thống lãnh đạo như vậy đã cải tiến cho hợp với hoàn cảnh địa thế và nhu cầu hướng dẫn. Nhờ đó mà phong trào GĐPT được liên kết, hỗ trợ và khai thông những bế tắc trong tình hình sinh hoạt chung.
Về nề nếp tu học, hội thảo của Huynh trưởng vùng cũng được đề ra để trau dồi cho Huynh trưởng tiến bộ theo kịp những đòi hỏi về tu học của đoàn sinh.
Hướng hoạt động mà Đại Hội đề ra năm nay là xây dựng cơ sở để chuẩn bị cho trại họp bạn ngành Thiếu toàn quốc tại Nha Trang. Một phong trào cũng cố và kiện toàn trổi dậy. Công cuộc tổ chức và huấn luyện trại sinh bắt đầu.
Một trại huấn luyện Huynh trưởng và Đội Chúng trưởng đặc biệt cho trại sinh thực tập tại đình Cổ Thành do anh Nguyễn Văn Châu làm Trại trưởng và anh Nguyễn Khắc Ủy làm Trại phó. Số lượng Huynh trưởng trại này gồm có 63 Huynh trưởng và 79 Đội Chúng trưởng thụ huấn.
Trại họp bạn Nha Trang bất thành. Sau đó Ban Hướng Dẫn dồn tất cả năng lực để thực hiện chủ trương kiểm tra các GĐPT trong Tỉnh.
Một đoàn kiểm tra được thành lập gồm:
– Trưởng đoàn : Nguyễn Khắc Uỷ.
– Ban viên : Anh Hoàng Cảnh Đã, Nguyễn Đức Chứng, Trần Vạn, Nguyễn Đình Luyện, Hoàng Ngọc Miên, Trần Thị Đoá, Lâm Duy Lư, Ngô Doan và các ban viên trong Ban Hướng Dẫn phối hợp công tác. Đoàn đã khởi hành từ Hải Lăng (tháng 8-1960) qua Triệu Phong, Gio Linh đến Cam Lộ.
Công cuộc kiểm tra này, một mặt giúp cho Ban Hướng Dẫn nắm được tình hình thực tế tại các gia đình, nhận xét tìm hiểu các khả năng của anh chị Huynh trưởng điều khiển các gia đình. Về kết quả ngoài công tác kiểm tra, đoàn cũng đã đứng trên tư cách và quyền hạn của mình mà chấn chỉnh lại các gia đình, tập luyện nề nếp sinh hoạt, chỉ vẽ đường lối tu học cho đoàn sinh. Nhờ sự tiếp sức với Ban trị sự, các khuôn hội đoàn đã trình bày rõ rệt về tính cách giáo dục thanh thiếu nhi theo phương pháp mới trên căn bản giáo lý Phật Đà.
Năm 1960, lại một công tác đặc biệt tỏ rõ sáng kiến và tài chủ trương của anh Trưởng ban Nguyễn Đức Cự một con người nhỏ nhoi về thể xác như lớn mạnh về tinh thần.
Đó là chủ trương công tác từ thiện trong dịp lễ Vu Lan.
Với chủ trương này trong một tháng trước ngày lễ Báo Hiếu, tất cả các đoàn sinh, đến bữa ăn bớt lui một nắm gạo vào hủ tiết kiệm và đến ngày Vu Lan đem ra phát chẩn cho người nghèo. Ngoài ra các Huynh trưởng thực hiện các ngày “Đồng Tâm” nhịn ăn để bỏ gạo cho công tác từ thiện.
Chủ trương gạo từ thiện này đem đến kết quả không ngờ: Không đầy một tháng mà toàn Tỉnh có tới 24 tạ gạo 4.600 bạc và 20 mét vải của đoàn sinh dành dụm để cứu tế trong dịp Vu Lan. Thật là một ngày có ý nghĩa. Buổi cấp phát được tổ chức ngay tại các vùng, những người nghèo được nhận gạo cứu trợ trước mặt đông đảo toàn sinh GĐPT cảm động nhất là của cứu trợ lại là sự hy sinh nhịn ăn của các em nhỏ. Hàng ngàn người nghèo khó đựơc trợ cấp và các em đều vui mừng, và thoả nguyện với kết quả của mình.
Công cuộc chủ trương đặc biệt đã có một ứng dụng giáo dục vô cùng sâu sắc, đã liên kết hành động tự thành trong tự lợi như văn thư giải thích quan niệm báo hiếu đã nói rõ: “Quan niệm báo hiếu của đạo Phật không như Nho giáo cấu trúc trong phạm vi gia tộc” nghĩa là chỉ lo báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục, mà còn vượt ra ngoài xã hội vì theo quan điểm luân hồi, chúng sanh đều là cha mẹ, anh, chị, em của nhau, đều là tác dụng nhân quả cho nhau, thế cho nên: báo hiếu chẳng những là đền đáp công ơn dưỡng dục, mà là tạo những đạo nghiệp giải thoát, cởi mở những kết giây ràng buộc, những nghiệp chướng cho cha mẹ, anh em, tới thân bằng quyến thuộc, nói chung cho xã hội mình.
Vì thế mục tiêu của phong trào báo Hiếu là thực hiên những công tác xã hội, từ thiện và Ban Hướng Dẫn đề ra những hoạt động thiết thực…
Ngoài ra các việc làm có tính cách lịch sử tại các quận còn có các hoạt động chính sau đây:
Triệu Phong: Trại họp bạn ngành Thiếu tại Bích La Đông. Trại này gặp phải mưa gió dữ dội tuy nhiên trại sinh vẫn hào hứng, không vì mưa gió mà ảnh hưởng tới tinh thần trại. Trại tập họp trên 800 trại sinh kể cả nam và nữ và đã phát hành một đặc san trại mang tên là Thiện Nguyện.
Tại Hải Lăng: Hoạt động nặng nề về văn hoá, nhiều lớp luyện thi Tiểu học và các lớp Bổ túc văn hoá Trung học mở dạy cho đoàn sinh đã thu được nhiều kết quả tốt.
Công cuộc xây dựng trường Tiểu học Hải Lăng cũng được thúc tiến mạnh mẽ. Về số lượng đoàn sinh trong toàn tỉnh, sau cuộc kiểm tra đã nắm được số lượng chính xác.
Về đoàn sinh: Nam Phật Tử: 707
Nữ Phật Tử: 925
Thiếu Niên: 2.259
Thiếu Nữ: 2.482
Oanh Vũ Nam: 1.541
Oanh Vũ Nữ: đoàn sinh.
Về Huynh trưởng: Cấp Tín: 6
Dự Tập: 35
Chưa xếp cấp huynh trưởng.
Về Gia Đình: Chính thức: 65 GĐ.
Tạm thành lập: 44 GĐ.
Đang xây dựng: GĐ.
Số GĐ được thành lập thêm trong năm: Bình An, Thượng Trạch, Gia Đằng, An Hội, Ba Lăng, Trung Kiên, Ái Tử, Tân An, Thuận Đầu, La Vang, Phú Long, Phước Thị, Ninh Phù.
Nhờ đợt kiểm tra trong năm mà tình hình Gia Đình Phật Tử được cũng cố, Ban Hướng Dẫn đi sát với tình hình cơ sở nhờ vậy mà 57 GĐ đã được Ban Hướng Dẫn đề nghị Tỉnh hội thừa nhận thành lập chính thức.