Welcome to LAM THÀNH CỔ   Chào mừng quý vị đến với trang Lam Thành Cổ Welcome to LAM THÀNH CỔ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img

Chương II – Gia đình Phật tử

NĂM 1961:

Đại Hội Huynh trưởng thường niên được triệu tập vào tháng 3 năm 1961 có 105 gia đình tham dự với số 241 Huynh trưởng đại biểu tham dự.

Đại Hội này do anh Trưởng Ban tổ chức điều khiển vì anh trưởng Ban Hướng Dẫn bị bệnh.

Trong buổi lễ khai mạc, có các Gia Đình Phật Tử xuất sắc của các quận: Thạch Hãn, Dương Lệ Văn, Cam Lộ, Lam Thuỷ về trình diễn để giới thiệu cho các GĐPT trong Tỉnh tình hình tổ chức và sinh hoạt, hầu lấy đó làm những điển hình xây dựng cho các GĐPT trong Tỉnh.

Một ý tưởng mới nêu lên trong bài diễn văn khai mạc:

“ Đạo pháp càng lu mờ thì nhân tâm càng đồi trụy. Phải chăng hậu quả của văn minh khoa học chỉ là sự giao gio của trên hai thế kỷ để đến hôm nay chúng con phải gặt bão. Sự lo âu của số kiếp con người hiện nay là một sự thực hiển nhiên, và hiển nhiên hơn là sự xuống dốc của tâm hồn.

Ngược dòng kết quả để tìm đến nguyên nhân những con người sáng suốt  của ngày nay đã nhận được rằng, sự giáo dục trong các chế độ hiện hữu đã thiếu nhiều về trí tuệ mà quên hẳn lương tâm cho nên con người hiện sống nhiều về trí óc mà không sống nhiều về con tim. Những hành động tàn sát bóc lột, nhanh  nhãnh trên báo chí, báo nguy cho sự suy sụp của nhân loại.

Chính vì vậy mà quý vị đã đến với đại hội chúng con, đến với tổ chức chúng con một tổ chức mà trong đặc tính đã có một tác dụng giáo dục quan trọng.

Đó là tác dụng giáo dục thanh thiếu nhi của GĐPT, một gạch nối liền giữa lương tâm và lý trí, giữa cá nhân và xã hội, điểm đặc biệt thiếu sót căn bản của các chế độ giáo dục hiện hữu tác dụng giáo dục của GĐPT là rèn luyện những con người mới, theo một nhân sinh quan mới Từ Bi Hỷ Xả, để tạo nên một xã hội mới, một xã hội quân bình về thể chất và tâm hồn một sự quân bình phải nhìn nhận như một điều kiện tiên quyết cho sự sinh tồn, cho cuộc sống giải thoát ngoài mọi sự đau thương do tâm “chấp trước” gây nên…”

Đề cập đến tác dụng giáo dục trên đây để đặt ra một phương hướng hoạt động cho đại hội:

“…. Giáo dục, nhất là giáo dục thanh thiếu nhi phải hướng đến tương lai, tìm trong đó những nhu cầu cơ yếu của xã hội trên con người, những nhu cầu đó cần được học hỏi trong hiện tại để thích dụng cho tương lai.

Tài năng trước hết là sự am hiểu và rèn luyện chương trình tu học của GĐPT là một chương trình nhắm vào nhu yếu của xã hội ngày mai, nhằm vào sự liên đới xã hội, cho nên ngoài những kiến thức về phương diện hoạt động mà đức Phật đã chỉ dạy trong Ngũ Minh Pháp (Nhân Công Xão Minh) chương trình giáo dục của Gia Đình Phật Tử phải đặt ra một ý niệm về xã hội, về một tương quan giữa cá nhân và đoàn thể về một ý thức đầy đủ với cuộc đời mà chuẩn bị khả năng để phụng sự theo mục tiêu lý tưởng của Phật Giáo.

Thực hiện chương trình tu học là hướng hoạt động chính yếu của chúng ta mà bổn phận của Huynh trưởng, trước tiên là nhằm vào sự thực hiện chương trình tu học đó. Đó là hướng chính đặt ra cho Đại Hội năm nay, một đề nghị cấp thiết để giải quyết tình trạng bế tắc trong tinh thần sinh hoạt của gia đình  Phật Tử toàn tỉnh…”

Đó là những đường lối tinh thần chỉ hướng cho Đại Hội, thể hiện vào các quyết định về dự án hoạt động Phật sự trong năm, Đại Hội này đã bầu cử thành phần Ban Hướng Dẫn:

– Trưởng ban

– Phó trưởng ban xử lý thường vụ

– Phó trưởng ban phụ trách ngành nam

– Phó trưởng ban phụ trách ngành nữ

– Chánh thư ký

– Phó thư ký

– Chánh thủ quỹ

– Phó thủ quỹ

– Nam Phật Tử

– Nữ Phật Tử

– Thiếu Niên

– Thiếu Nữ

– Oanh Vũ Nữ

– Oanh Vũ Nam

– Văn nghệ

– Đặc uỷ Hải Lăng

– Đặc uỷ Triệu Phong

– Đặc uỷ Cam Lộ

– Đặc uỷ GL-TL

– Đặc uỷ Quảng Trị

– Đặc uỷ Đông Hà

– Ban Tu thư

 

 

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

Nguyễn Đức Thương

Anh Nguyễn Khắc Uỷ

Tư Đồ Minh

Phan Thị Bích Nhuận

Nguyễn Bái.

Nguyễn Đức Chứng.

Lữ Thượng Công.

Phan Thị Bích Nhuận

Nguyễn Khắc Uỷ.

Trần Thị Kim Trâm.

Vĩnh Tri.

Lê Thị Em.

Trần Thị Hướng Đoá.

Hoàng Cảnh Đã

Lê Thuỳ Dương.

Tư Đồ Minh.

Đỗ Hoằng.

Thái Tăng Liệt

Nguyễn Hanh

Nguyễn Lam

Trần Quang Toản.

Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Khắc Uỷ, Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Tánh, Nguyễn Hải, Nguyễn Đình Thịnh.

Nhìn vào cơ cấu trên, chúng ta thấy rằng BHD năm nay, ngoài các thành phần chủ yếu, còn có đặc điểm một ban Tu Thư gồm những Huynh trưởng có khả năng, sáng kiến và kinh nghiệm hướng dẫn GĐPT hoạt động.

Sự thành lập này dựa trên nhận định chính xác về thực trạng sinh hoạt của GĐPT. Sự bế tắc của các gia đình chỉ có thể khai thông bằng cách tu chỉnh lại các tài liệu tu học cho sát với trình độ của đoàn sinh và hợp với trình độ của Huynh trưởng, tài liệu phát hành dồi dào về tận các gia đình cho đoàn sinh tu học.

Về phần lãnh đạo: tinh thần phân hoá Ngành đã đi vào kế hoạch thực hiện. Hệ thống Ngành cũng được đem ra bàn cải tại Đại Hội này.

Theo quyết định của Đại Hội, uỷ viên Ngành có thể trực tiếp điều động của các Huynh trưởng của Ngành mà chỉ cần thông qua bác Gia trưởng.

Để tăng hiệu lực lãnh đạo hệ thống Ngành, hệ thống Ngành lại thêm Phụ tá tại cấp huyện thị và Vùng. Các phụ tá Ngành làm trung gian giữa uỷ viên Ngành của Ban Hướng Dẫn và Đoàn trưởng các Ban Hướng Dẫn và Đoàn trưởng các gia đình.

Đó là điểm nổi bật nêu lên của Đại Hội năm nay. Tinh thần phân hoá Ngành nói trên cũng là động cơ thúc đẩy trại họp bạn Huynh trưởng toàn Tỉnh tổ chức vào tháng 5 năm 1961 tại bãi biển Mỹ Thuỷ mang tên là A Dục.

Trại này gồm có 635 Huynh trưởng các Ngành trong toàn Tỉnh. Trại có sáu khu chính, mỗi khu vực dành riêng cho mỗi Ngành. Chương trình hoạt động, ngoài những liên lạc tinh thần mang màu sắc chung của trại, mỗi Ngành đều có một chương trình hoạt động và hội thảo riêng.

Phần hướng dẫn tinh thần sinh hoạt của các Ngành do Ban Hướng Dẫn Trung Phần chịu trách nhiệm: Anh Châu Tăng nói về nam và nữ, anh Nguyễn Khắc Từ trình bày về ngành Thiếu và anh Nguyễn Đức Thương trình bày về ngành Đồng.

Trại này thu được nhiều kết quả tốt đẹp về phương diện phân hoá Ngành, đánh dấu một sự chuyển hướng trong nề nếp sinh hoạt của GĐPT tỉnh nhà. Sau trại họp bạn này, tại các chi hội đều tổ chức các trại họp bạn theo tinh thần phân hoá Ngành:

– Trại họp bạn Gio Linh: 680trại sinh.

– Trại họp bạn Cam Lộ:                   337 trại sinh.

Tại Triệu Phong một trại họp bạn riêng về ngành Thiếu thuộc vùng Đại Hào có 240 trại sinh tham dự.

Tại Hải Lăng có một trại họp bạn Liên đoàn trưởng gồm 55 gia đình cắm tại Câu Nhi.

Tinh thần phân hoá Ngành cũng bước sang phạm vi huấn luyện.

Ban Hướng Dẫn Trung Phần tổ chức một trại huấn luyện cấp I riêng về ngành Nữ tại Quảng Trị để làm thí điểm đúc kết kinh nghiệm.

Cùng với trại này Ban Hướng Dẫn cũng tổ chức một trại huấn luyện cho Nam Huynh trưởng, địa điểm riêng biệt, nhưng cũng đặt dưới sự giảng huấn của Ban Hướng Dẫn Trung Phần.

Về tính chất trại huấn luyện này đặc biệt áp dụng theo nội quy quy chế mới về huấn luyện. Vì vậy trại sinh phải được bổ túc thêm những điểm còn thiếu sót trong chương trình huấn luyện cũ.

Vì gặp một trở ngại bất ngờ, Ban Hướng Dẫn Trung Phần không ra đảm trách việc giảng huấn được vì vậy mà hai trại phải họp chung với nhau, cùng thụ huấn một chương trình mặc dầu trại Nam và trại Nữ đều có hai Ban quản trại riêng biệt.

Tuy thiếu mặt Ban giảng huấn của Trung Phần, Ban Hướng Dẫn phải phân phối nhau để phụ trách giảng dạy đúng theo chương trình của nội quy quy chế mới về huấn luyện. Vì không chuẩn bị trước tài liệu, hơn nữa sách tham khảo lại không có sẳn, nên các giảng viên phải lấy đề tài trong thực tế điều khiển, trình bày theo nhận xét và kinh nghiệm của mình, cho nên trại thu được kết quả không ngờ  nhất là về phần thực hành.

Sau khi bế mạc trại, ban quản trại đã cấp chứng chỉ cho 38 trại sinh trúng cách trại cấp I (trong đó có 8 trại sinh ngành Nữ).

Sinh hoạt Ngành cũng áp dụng vào tổ chức của trại: Đội Chúng được kết hợp riêng theo từng Ngành. Ngoài những phần huấn luyện về nghệ thuật điều khiển, còn có một chương trình huấn luyện riêng mang đặc tính của Ngành.

Về quản trị: trại sinh phải tự quản lấy mình, Đội Chúng hoạt động tự trị theo quy chế tự túc. Ban trại trưởng cũng vậy, vừa học vừa làm, vừa làm vừa học .

Lề lối tổ chức trại huấn luyện này rất có nhiều tác dụng về phương diện rèn luyện, cho nên được áp dụng kế tiếp cho các trại huấn luyện Huynh trưởng tập sự (trại Lương Điền 85 trại sinh) và các trại huấn luyện Đội Chúng trưởng.

Về các trại huấn luyện Đội Chúng trưởng này, đặc biệt tại quận Triệu Phong đã tổ chức tại 6 địa điểm mà tổng số trại sinh lên đến 527 người.

Cuối năm 1963 một vấn đề làm khuấy động dư luận GĐPT, là vấn đề thống nhất GĐPT, những cuộc thảo luận, những cuộc thăm dò ý kiến diễn ra sôi nổi xung quanh vấn đề.

  • Giữ cấp phần, bỏ cấp phần.
  • Liên hệ và quyền hạn của Tổng hội Phật Giáo Trung Phần và Ban Hướng Dẫn Trung Ương.

    Đa số Huynh trưởng đã biểu lộ nguyện vọng thống nhất một cách triệt để và không muốn một sự chi phối của tổng hội Phật Giáo Trung Phần, mặc dầu những điều kiện pháp lý của Hội không cho phép đặt GĐPT ngoài vòng pháp lý đương nhiên của Hội.

Tinh thần thống nhất lại càng thiết tha hơn qua những lúc cải vã hăng say bên lề hội nghị cũng như qua những lúc bốp chát nhau trong cuộc thảo luận tại hội trường.

Trong năm nay công cuộc từ thiện và công cuộc kiểm tra vẩn tiếp tục. Về từ thiện kết quả thu được 10 tạ gạo và 8312$.

Về kiểm tra, đặc biệt chú trọng về tình hình quản trị và điều khiển đoàn sinh rất khả năng và trình độ của Huynh trưởng.

Số lượng các gia đình cũng được tăng lên: Thượng Trạch, Gia Đẳng, Nhan Biều, Vạn An, Bình An, Cam Vũ, Nhữ Thượng, Nhĩ Hạ, Lan Đình.

Tổng số đoàn sinh, tổng kết theo cuộc kiểm tra cuối năm:

  • Nam Phật Tử: 825 đoàn sinh.
  • Nữ Phật Tử: 587 đoàn sinh.
  • Thiếu Nam: 475 đoàn sinh.
  • Thiếu Nữ: 928 đoàn sinh.
  • Oanh vũ nam: 878  đoàn sinh.
  • Oanh Vũ Nữ đoàn sinh.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

1,630FansLike
0FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

CÁC TIN KHÁC

error: Content is protected !!
Chào mừng quý vị đến với trang Lam Thành Cổ