NĂM 1962:
Đại Hội Huynh trưởng được triệu tập dịp tết Nguyên Đán Đại Hội khai diễn trong một biến chuyển quan trọng của Tỉnh hội. Thầy Chánh hội trưởng được lệnh của Tổng Trị Sự điều động vào Khánh Hoà, Tỉnh trị sự thiếu người xữ lý công việc. Một điều không may nữa là anh Trưởng ban vì lo sửa soạn lên đường đi quân dịch, nên không ra dự lễ khai mạc Đại Hội.
Trước tình hình đó, đại hội vẫn tiếp diễn qua sự chứng minh của Đại Đức chủ trì Thích Lương Bật sự giáo lý của tỉnh trị sự. Một vài hoang mang giao động, xao xuyến tâm tư các ban viên Ban Hướng Dẫn, nhất là việc chức vụ Trưởng Ban HD.
Hội nghị riêng, hội nghị chung, sắp đến…. Một vài ý kiến xin Tỉnh trị sự mời một thành phần ở ngoài vào giữ chức vụ Trưởng Ban…Nhưng Tỉnh trị sự cũng đứng giữa nga ba, hiện không ai đứng ra xử lý công việc, và đây là lời Thầy nhắc nhủ khi tiển biệt trại sinh.
“Dẫu thế nào anh em cũng phải giữ lấy phong trào ở trong tay mình. Tổ chức chúng ta càng mạnh mẽ thì con người lãnh đạo phải là những con người thoát thai từ tổ chức ấy. Nếu việc đạo, việc gia đình đòi hỏi đến sự hy sinh thì phải có người đứng ra gánh vác, chính những lúc khó khăn này đòi hỏi đến sự hy sinh của anh chị em…Đừng phó thác cho người khác…”
Lời nói của Thầy đã thực hiện.
Giữa những khó khăn hoàn cảnh, đại hội đã tự chủ toạ lấy cuộc họp và đã cử một Ban Hướng Dẫn với những Huynh trưởng sau đây:
– Trưởng ban
– Phó trưởng ban – Phó trưởng ban – Phó trưởng ban – Chánh thư ký – Phó thư ký – Thủ quỹ – BV Nam Phật Tử – BV Nữ Phật Tử – BV Thiếu Nữ – BV Thiếu Niên – BV Oanh Vũ Nam – BV Oanh Vũ Nữ – BV Văn nghệ – BV Hoạt động TN – BV Tổ chức – BV Tu thư – BV Xã hội – Đặc uỷ Triệu Phong – Đặc uỷ Hải Lăng – Đặc uỷ Cam Lộ – Đặc uỷ Gio Linh – Quận Trung |
: :::: : : : : : : : : : : : : : : : : : : |
Nguyễn Khắc Uỷ.
Tư Đồ Minh. Trần Quang Toản. Trần Thị Kim Trâm Nguyễn Đỉnh Thịnh Trương Đăng Trung Phan Thị Bích Nhuận Nguyễn Bái. Trần Thị Kim Trâm Hồ Thị Thêm Hồ Sĩ Quang Hoàng Cảnh Đã Trần Thị Hương Đoá Nguyễn Văn Lam Nguyễn Văn Bữu, Lê Bá Chí Tăng Thế Đinh Nguyễn Đức Cự Nguyễn Hải Đồ Hoằng Tư Đồ Minh Nguyễn Công Bá Trần Công Hoan Trực Thuộc BHD |
Nhiệm kỳ này, trong thực chất đã mang nhiều ý nghĩa hy sinh.
Sự điều hành Phật sự trong năm 1962 càng biểu lộ rõ rệt hơn đặc tính hy sinh đó.
Ban Hướng Dẫn mở đầu công việc bằng một chủ trương mới mẽ: Thi vượt bậc ngành Thiếu và ngành Đồng.
Các trại thi được mở cho ngành Thiếu tại các địa điểm: Mỹ Chánh, Hội Yên, Trà Trì, Hà Xá, Bích Đông, Bồ Bản, Cam Vũ, Lâm Xuân, Lan Đình. Trại có trên 2.000 trại sinh.
Sự tổ chức các trại thi cũng phản ánh rỏ rệt quan niệm giáo dục và phương pháp áp dụng trong Gia Đình Phật Tử.
Một ban quản trại gồm những Huynh trưởng có năng lực trong vùng đứng ra điều khiển để sát nhận đoàn sinh về phương diện tác phong, tinh thần kỷ luật, ý thức phục vụ .v .v…
Cạnh ban quản trại lại có một ban giám khảo do Ban Hướng Dẫn biệt phái chịu tránh nhiệm khảo sát về năng lực chuyên môn (khảo sát bằng hai phương diện lý thuyết và thực hành).
Về ngành đồng: cuộc thi tổ chức tại các gia đình được thừa nhận chính thức do các Gia trưởng GĐ đó chủ toạ Hội đồng khảo thí.
Thí sinh thuộc 2 ngành gồm tất cả 3.500 đoàn sinh trong số này đã được trúng cách:
- Sơ Thiện:
- Hướng Thiện:
- Tung Bay:
- Chân Cứng:
- Cánh Mềm:
- Mở Mắt:
Lễ cấp phát chứng chỉ và trao cấp hiệu được tổ chức đúng vào ngày 15/4 tức là vào dịp Đản Sanh 2506.
Để gây thêm một ý niệm mạnh mẽ cho việc tu học trong đoàn sinh và Huynh trưởng, một bức thư của anh Trưởng ban được gửi đến cho trại sinh nhân dịp lể phát nguyện thọ Cấp:
“Quý anh chị Huynh trưởng!
Tư tưởng đại thừa nêu lên rõ rệt tinh thần nhập thế tích cực của Đại thừa Phật Giáo tinh thần nhập thế đó biểu hiện qua chương trình tu học của GĐPT.
Nhập thế không chỉ là đặt định mối tương quan giữa con người và xã hội mà nhập thế còn có nghĩa là tuỳ thuận trào lưu tiến hoá của xã hội và giải quyết những phương thế hành động cho con người mai hậu. Đó là ý nghĩa của sự đào luyện con người theo chủ trương giáo huấn của GĐPT một điểm trọng yếu cần đề cập trước tiên khi trình bày chương trình tu học của GĐPT, vì chương trình này một mặt nhằm rèn luyện cho con người có đủ bản lãnh để hoạt động, trong những điều kiện xã hội hiện đại, mặt khác nhằm hoàn thành đạo hạnh giải thoát cho con người và cái xã hội trong có con người sống.
Các môn học trong chương trình đều quy hướng vào hai mục đích đó, chẳng những làm nảy nở các phương diện trí thức, hoạt động mà còn chú trọng phát triển đời sống tâm linh (tình cảm) nói chung các phương diện thể hiện nhân tính nữa.”
Đoạn khác anh Trưởng ban cũng đề cập đến tránh nhiệm giáo huấn của Huynh trưởng:
“Mọi sự rèn luyện con người đều đòi hỏi những sự cố trường cữu, miên viễn, và con người là một yếu tố tinh thần chịu sự chi phối của hoàn cảnh nhất là đối với tuổi trẻ. Chúng tôi thầm tin rằng quý bác Gia trưởng và các anh chị Huynh trưởng sẽ luôn luôn trung thành với lý tưởng GĐPT nhận thức rỏ rệt hoàn cảnh thực tại xã hội và sứ mạng đào luyện thanh thiếu nhi theo tinh thần Phật Giáo mà xã hội đã giao phó…
Đối với đoàn sinh, anh cũng không quên nhắc nhở:
Cấp hiệu này là biểu tượng cho đạo hạnh giải thoát: Nhành Bồ Đề với những chồi non tượng trưng cho tinh thần và đạo quả giác ngộ chim oanh vũ tung cánh trên nền trời ửng hồng mang ý nghĩa của sự trưởng thành của tuổi thơ trên đường đời.
Ý nghĩa trên đã tự nói là cái vinh dự với những ai biết tôn trọng đời sống tinh thần trong những đặc trưng cao cả đó.
Đừng xen vào quan niệm thế gian, thế tục hoá tinh thần cấp bậc. Hãy nhận định theo tinh thần Phật giáo: Mang một biểu hiện tượng trưng cho Đạo giác ngộ tức là mang một trách nhiệm, một sứ mạng đối với bản thân và xã hội bên ngoài…
Không có gì mĩa mai bằng mang một biểu hiện tượng trưng trình độ giác ngộ mà không sống đúng với ý nghĩa đặc trưng trong cấp hiệu đó. Không sống đúng theo tinh thần Đạo hạnh trong cấp bậc tức là phản bội lại các cấp bậc, là tự phản bội mình và phản bội tinh thần Phật Giáo…”
Những lời lẽ trên đây gây thêm một ý thức mới và một tinh thần mới trong tinh thần sinh hoạt và tu học của đoàn sinh GĐPT.
Sau đợt công tác này, Ban Hướng Dẫn lại bắt tay vào công việc huấn luyện. Tình hình phong trào trong lúc thúc đẩy công tác huấn luyện phải đặc biệt chú trọng.
Hơn ½ tỉ số HT phải đi tòng quân nhập ngũ. Nhu cầu tình hình đòi hỏi phải bổ sung kịp thời, do đó mà 3 trại huấn luyện Huynh trưởng tập sự được mở liên tiếp trong thời gian một tháng hè còn lại.
- Trại huấn luyện Gio Linh: 70 trại sinh.
- Trại huấn luyện Bồ Bản: 134 trại sinh.
- Trại huấn luyện Cấp I tại Hà Xá: 37 trại sinh.
Các trại huấn luyện này đều theo quy chế tự túc, từ ban quản trại, ban giảng huấn, tất cả đều phải sống và hoạt động trong đời sống trại, tinh thần “Thân giáo” phải đặc biệt thể hiện trong nếp sống của Ban Trại Trưởng. Chính vì thế mà kỷ luật của HT đặc biệt về trách nhiệm được đề cao. Trại sinh vi phạm kỷ luật, dẫu phạm nhẹ cũng bị nhận xét trong tinh thần trách nhiệm của HT. Vì vậy mà ban quản trại đã tỏ ra nghiêm khắc với chính mình và không khoan dung đối với trại sinh ra khỏi trại, trong giọng nói chứa đầy nước mắt của anh trưởng Ban Hướng Dẫn.
(Kỷ niệm sâu đậm mà người viết sử không thể quên)
Nhờ áp dụng cứng rắn tinh thần kỷ luật, nhờ quy chế sinh hoạt của các trại huấn luyện sau này mà tinh thần và trách nhiệm của Huynh trưởng đối với phong trào được rắn chắc thêm.
Sau vụ hè, qua đợt công tác huấn luyện, tiếp theo đó Ban Hướng Dẫn chủ trương phát động công tác xây dựng trường Tiểu học Bồ Đề Diên Sanh.
Trường Tiểu học này, ban đầu do GĐPT quận Nam xây dựng vào năm 1957, nhờ một đợt trình diễn văn nghệ xây dựng trường. Trường này đã có 5 lớp, 50 bộ bàn ghế và ngôi trường làm bằng tranh, phên đất. Qua một thời gian, vì sự cạnh tranh trên phương diện giáo dục, trường càng ngày càng suy sụp đòi hỏi sự chấn hưng lại toàn diện, từ sự cải tổ Ban giáo viên cho tới hình thức trường. Công tác này GĐPT quận Nam không thể thực hiện riêng lẽ mà Ban trị sự Chi hội cũng bất lực mặc dầu GĐPT quận Nam đã chuyển quyền hạn quản trị của mình, khế ước bất động sản (Hai sào đất) cho chi hội Hải Lăng. Do đó mà ban trị sự đã chuyển giao trường lại cho Ban Hướng Dẫn để có thể động viên lực lượng GĐPT toàn Tỉnh vào công việc phục hồi lại trường nói trên, lễ tiếp nhận cử hành vào tháng 12/1961.
Kế hoạch xây dựng được Đại Hội Huynh trưởng toàn Tỉnh chấp thuận.
- Mỗi đoàn sinh góp một viên PLOTS (trên danh nghĩa).
- Động viên thêm tài lực và nhân lực của Huynh trưởng và đoàn sinh theo tinh thần tự nguyện.
Mặc dầu được Đại Hội chấp thuận, tuy nhiên vẫn khó khăn vì hoàn cảnh nghèo nàn, hơn nữa công cuộc kiến thiết phải triệt để khai thác năng lực của các em trên mọi phương diện. Trước tình trạng đó, Ban Hướng Dẫn chỉ biết áp dụng mọi biện pháp tinh thần.
“Kêu gọi tham gia ngày Bồ Đề” làm công quả Phật sự kiến thiết trường. Phong trào được phát động rầm rộ để gây phấn khởi cho đoàn sinh, một tinh thần mới được truyền ra….
Ngày đầu tiên là ngày công tác của ban viên Ban Hướng Dẫn phối hợp với anh chị em vùng Mỹ Chánh thực hiện kế hoạch. Lấy sạn cát từ Thác Ma (thượng nguồn con sông Mỹ Chánh) đưa về. Đợt công tác này khá hào hứng, một chuyến xe quân sự của đoàn Huynh trưởng 50 người chạy vùn vụt để tiếng ca hát lại đằng sau.
Khởi hành phối hợp với gần 50 huynh trưởng vùng Mỹ Chánh, khởi hành lúc 2 giờ sáng sau đêm vui lữa trại trong ngày kỷ niệm chu niên GĐPT Lương Điền. 12 chiếc đò lầm lũi trong đêm, ngổn ngang bởi những tay lái chưa thiện nghệ, nói lên sức sống của Huynh trưởng Nam Nữ. Rồi những cuộc đẩy rượt đò qua thác, những lúc lặn lội trên bãi sỏi, lặn hụp dưới dòng nước, phơi mình trong nắng, nhịn đói đến xế chiều (mặc dầu buổi sáng không một bát điểm tâm) hy sinh công quả nhiều nhưng thực thu không được bao nhiêu, độ 5m3 sạn và 4m3 cát được chuyển về bến Lương Điền.
Dẫu kết quả ít ỏi do sự không chuẩn bị đầy đủ phương tiện, do ít tập quen với đời sống lao động, nhưng đợt công tác đầu tiên quả thật đã gây một sinh khí mới.
Tiếp theo đó là đợt công tác của Huynh trưởng vùng Trường Sanh. Chuyến đi này ít tốn kém mà thu được nhiều kết quả là nhờ sự rút kinh nghiệm chuyến đi trước gần 10m3 cát sạn được khuân về đổ tại bến Trường Phước những ngày mưa gió tới công tác đành bỏ dỡ.
Trong cái nhiệm kỳ mệnh danh là hy sinh này có những công tác đặc biệt chủ trương phát hành học san cho Huynh trưởng học theo phương pháp hàm thụ. Về chủ trương này, kế hoạch đã cụ thể, nội dung học san đã ổn định, Ban biên tập đã thành lập nhưng sự phát hành còn phải đợi giải quyết từng khía cạnh, từng phương tiện.
Nắm vững số Huynh trưởng nhận mua học san. Vì muốn tiết kiệm chung quỹ, nên Ban Hướng Dẫn quyết định mua một máy quay RONÉO bằng cách nhận làm thư ký cho Ban từ thiện Tỉnh Hội lấy tiền thù lao để mua máy và sự hy sinh phải áp dụng. Lần trước một số ban viên Ban Hướng Dẫn nhận làm việc thường trực tại văn phòng và đem lại kết quả: trong 4 tháng nhận được 4.000đ cho ngân sách HT và đã tạm mua máy quay RONÉO để điều hành công việc Phật sự.
Cũng trong nhiệm kỳ này, còn nhiều phật sự dang dỡ nhưng năm khác lại đến.