NHỮNG VỤ QUAN TRỌNG
Trong thời gian đấu tranh từ khi xảy ra cuộc biểu tình tuyệt thực 16-6-1963 chúng tôi đặt vào đây những vụ quan trọng nhưng thật ra chẳng quan trọng gì xét theo quan điểm Phật giáo, nhưng thật quan trọng với quan điểm của chính quyền hiện giờ, vì thật ra đối với chính quyền Ngô Đình Diệm, những sự không quan trọng đều có thể khai thác đến mức trở thành quan trọng vì nó là những yếu tố, sự kiện riêng rẽ nhưng dẫn đến những kết luận trọng đại đảo khuynh thời cuộc. Vụ chú Viện sau đây là một điển hình:
Ngày 28-6-1963 một chú tiểu ở Huế ra thăm Quảng Trị bị Ty Công an Quảng Trị chận giữ, khám xét trong người bắt được một mảnh thư nhỏ gửi ra cho chú Viện trong đó có nói rằng “Nhiều vị tướng lãnh đã xin từ chức: Đại tướng Lê Văn Tỵ, Trung tướng Nguyễn Ngọc Lễ…” chỉ với mãnh giấy nhỏ này, ông Tỉnh trưởng Quảng Trị đã cho Ty Thông tin rêu rao là Phật giáo tung tin thất thiệt, có ý lũng đoạn Chính phủ, khuynh đảo chính quyền. Và từ đó một luận điệu tố cáo Phật giáo có khuynh hướng chính trị, Phật giáo khuynh đảo Chính phủ dựa theo các bằng chứng nhỏ nhặt đã được dùng như một chiêu bài khủng bố và đàn áp của ông Tỉnh trưởng. Tin này đã làm cho đa số công chức dao động, hoang mang, không dám bén mảng tới chùa Hội Quán.
VỤ TRƯƠNG KHUÊ QUAN
Tối 6-6-63 giữa lúc tình hình tranh đấu đang căng thẳng đến tột độ thì có tin Hòa thượng Thích Đức Tâm, cùng đi với trung tá Trương Khuê Quan đặc phái của Chính phủ về chùa Tỉnh Hội Quán. Trung tá đến trong một trường hợp hết sức bất ngờ, khiến cho mọi Phật tử phải xao động trước hết Trung tá vào chánh điện lễ Phật rồi vào yết kiến Thượng tọa Đôn Hậu tại hậu thất của Ngài. Trong cuộc nói chuyện, Trung tá có để bút tự xác nhận mấy điểm:
– Chính phủ đã chấp thuận tiếp kiến một phái đoàn Phật giáo để giải quyết về 5 nguyện vọng của Phật giáo.
– Trong khi chờ đợi công cử một phái đoàn đại diện chính thức, đôi bên sẽ chấm dứt những biện pháp mạnh, những sự bắt bớ khủng bố…
Một phái đoàn đại diện chính thức của đôi bên sẽ họp vào ngày được ấn định tại hội trường Diên Hồng và sẽ công bố bằng một bản thông cáo về sự thảo hiệp chung.
Sau khi Thượng tọa Đức Tâm và Trung tá Trương Khuê Quan trở về Huế, Thượng tọa Đôn Hậu dùng máy phóng thanh giải thích cho các hội hữu biết kết quả của cuộc đàm phán sơ bộ dựa theo 5 điểm trên. Thượng tọa xác nhận cuộc đàm phán này là thắng lợi của Phật giáo đồ, thắng lợi của công cuộc tranh đấu kham khổ, gay go mà các phật tử đã chịu đựng trong mấy tháng nay, trong đó Phật tử Quảng Trị đã đóng góp một thành tích xứng đáng.
Tóm lại, cuộc viếng thăm của Trung tá Trương Khuê Quan và Thượng tọa Đức Tâm gieo lên niềm tin tưởng mãnh liệt ở sự thành công của 5 nguyện vọng và tăng thêm sức phấn khởi cho các Phật tử hiện đang tranh đấu. Chính vì thế mà thái độ của chính quyền và phản ứng mãnh liệt.
Phản ứng của ông Tỉnh trưởng:
Sáng hôm sau 7/6/1963 một xe phóng thanh đến trước cổng đọc xỏ vào chùa nhiều lần bản thông cáo của ông Tỉnh trưởng với những lời lẽ hăm dọa quyết liệt. Bản thông cáo này phủ nhận tư cách đặc phái Chính phủ của Trung tá Trương Khuê Quan cho là Trung tá chỉ đến thăm với tư cách là bạn cũ của ông Tỉnh trưởng nên không có quyền và có thể xác nhận việc thương thuyết giữa Phật giáo và Chính phủ. Thêm vào đó thông cáo này còn cho rằng Phật giáo đã dùng những luận điệu thiếu lễ độ cần thiết đối với Chính Phủ gây tin tưởng vào những việc làm hay sắp tới.
Cuối bản thông cáo, ông Tỉnh trưởng còn hăm dọa dùng những biện pháp cần thiết để duy trì kỷ luật, trật tự và an ninh sẽ được áp dụng triệt để.
Bản thông cáo này được chuyển đến các cơ quân chánh, quân sự, thông tin trong Tỉnh để phổ biến nhiều khắp nơi.
Thế là trong thời gian mà hai bên đã thỏa thuận chấm dứt các biện pháp mạnh, tạo không khí ôn hòa thì đây không khí lại càng căng thẳng, những sự bắt cóc, để vòng vây phong tỏa lại xiết chặt hơn lên.
Một số phật tử đã mất hết tin tưởng thiện chí chính quyền.
Tình hình bên ngoài cũng trong lúc này nhiều cho biết rằng tại Huế, chùa Từ Đàm bị phong tỏa nghiệt hơn lúc nào hết. Điện nước bị cúp. Nhưng với tinh thần bất khuất, các Phật tử cam long chịu chết chứ không chịu nhượng bộ. Sự chịu đựng này kéo dài tới ngày 18-6-1963, 2 ngày khi bản thông cáo chung được ký kết, sau 16 ngày bị phong tỏa.
Kết thúc giai đoạn I đấu tranh cho 5 nguyện vọng, giai đoạn đấu tranh đánh dấu bao nhiêu chịu đựng khốc liệt của anh em Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong tinh thần kết ban bao nhiêu công đức hộ trì của các đạo hữu trong thị xã đặc biệt nhất là các quý bà: Những người đã có công lao nhất trong việc nuôi dưỡng lực lượng đấu tranh tại chùa Phật Giáo Quảng Trị.
Giai đoạn II sau ngày ký bản thông cáo chung công cuộc giải thoát: Trong cuộc đấu tranh, tại chùa đã hợp trên 150 Huynh trưởng khắp tất cả các nơi trong Tỉnh chưa kể đến số hội viên các nơi về trú ngụ và số hội viên thị xã thường xuyên lui tới phục dịch.
Công việc giải tỏa gặp nhiều khó khăn, về mặt chính quyền sự lưu thông ở trong tỉnh vẫn bị hạn chế triệt để chúng muốn ra ngoài quận hạt của mình phải có giấy tờ nhận (kèm theo thẻ kiểm tra) do quân hành chánh cấp, Phật Tử muốn trở về quê hương phải có giấy phép của Tỉnh tòa cấp.
Đó là một trở ngại mà đa số Phật Tử phải lo sợ vậy mà một số Phật tử tìm cách thoát về nhà đều bị công an chặn bắt và đưa về Ty giam giữ.
Trước tình trạng đó, ông Hội trưởng Tỉnh hội Phật Giáo Quảng Trị với tư cách ngoại giao đến thương lượng ông Tỉnh trưởng, xin để cho Tỉnh hội cấp giấy chứng nhận cho các Phật Tử trở về với nguyên quán, ông Tỉnh trưởng thỏa thuận, tuy nhiên những giấy chứng nhận này vẩn bị công an phủ nhận giá trị, nên tình trạng bắt giữ vẫn không chấm dứt.
Sau hết, ông Hội trưởng phải đề trình danh sách đầy đủ lai lịch lên ông Tỉnh trưởng để nhận giấy phép Tỉnh tòa cấp cho Phật Tử trở về.
Không khí vẫn khủng bố: Tuy vẫn được giấy phép của Tỉnh tòa cấp, các Phật Tử này khi về đến trạm kiểm soát vẫn bị xét hỏi ghi tên vào danh sách và chụp ảnh. Đối với các Phật tử hoạt động tích cực, có tên trong sổ đen vẫn bị giữ lại và đưa về Ty công an. Giá trị bản thông cáo chung bị phủ nhận thực sự.
Ngoài sự khám xét tra hỏi trên đây, các Phật Tử khi trở về nhà đều bị chính quyền địa phương mới về trụ sở giam giữ và bắt làm tự thuật, vì thế cho nên sau ngày ký thông cáo chung, một số Phật tử quan trọng vẫn phải tá túc lại tại chùa. Số này chỉ trở về nhà khi sự đi lại được tự do thủ tục bình thường.
Chính quyền thực thi bản thông cáo chung:
Sự phổ biến: trên lĩnh vực lý thuyết, bản thông cáo chung được chính quyền phổ biến và cho học tập rộng rải, họ không thêm không bớt và không bình luận gì cả. Trong một bài xã luận của Ty Thông tin đọc trên đài phát thanh Quảng Trị người ta chỉ thừa nhận tính cách hợp lý và khoan hòa của tổng thống Ngô Đình Diệm ,để chấm dứt tình trạng đấu tranh bất lợi của Quốc Gia. Khía cạnh thực thi không được đề cập đến. Nhưng luận điệu vu khống Phật giáo đã tưởng chừng như cáo chung.
Về phía Phật Giáo tuy vẫn giữ thái độ im lặng, chưa phổ biến bản thông cáo chung đã nêu lên những sự giải quyết chính đáng kết liễu những quyết định độc tài và thủ đoạn của tổng thống Ngô Đình Diệm nên được xem như là một thắng lợi tạm thời ưu thế của Phật Giáo thật đã quá rõ.
Phật Tử vì vậy đã lấy làm thỏa mãn. Nhưng những vi phạm bắt đầu:
Những vi phạm: Mấy ngày sau khi Ngô Đình Nhu ra bản thông cáo số 3 và 4 của Thanh niên Cộng hòa, dư luận chống đối bản thông cáo chung bắt đầu. Mở đầu chiến dịch Ty Thông tin cho phát thanh nhiều lần bản thông cáo này để gây dư luận.
Những buổi phát thanh thường được đọc vào khoảng 1 giờ hoặc 2 giờ sáng bằng máy khuyếch đại thanh cốt tạo một bầu không khí bất bình thường trong quần chúng. Sau đó một cuộc học tập công khai cho công chức, cán bộ hành chánh các xã do ông Tỉnh trưởng chủ tọa để thảo luận bản thông cáo đó. Tại hội nghị này, ngoài một số công chức Thiên Chúa Giáo đã tung vào luận diệu nói trên gây dư luận còn đa số công chức Phật giáo đều im lặng không phát biểu ý kiến, luôn giữ thái độ tiêu cực thụ động.
Một vài Phật Tử nêu lên những thắc mắc tổng quát sự mâu thuẩn giữa lập trường Thanh niên Cộng hòa và lập trường Chính phủ (đạo hữu Đặng Văn Tác) hay vấn đề tiên quyết giữa ý niệm quốc gia và ý niệm tôn giáo, nói chung trong hội nghị học tập này không một ai dám công nhiên đã phá những luận điệu phi lý và ngu dốt đã nêu ra trong những bản thông cáo số 3 và số 4. Sau cuộc học tập này những vi phạm bắt đầu:
1/ Vụ ám sát thầy Thích Khai Trí: Ngày thầy Khai Trí trụ trì chùa Sắc Tứ Tịnh Quang bị một số người lạ mặt xông vào nhà bóp cổ và đâm một nhát dao vào má bên phải.
Đây không phải là một vụ mưu sát chính thức mà là một thái độ dọa trước tín đồ Phật giáo. Đối với thầy Thích Ân Cần trị sự trưởng gióa hội Tăng Già đã nguyện thiêu thân để cúng dường 5 nguyện vọng Phật Giáo.
2/ Tổ chức Cổ Sơn Môn: Thầy Đỗ Phức Quản – Bích Khê là một tu sĩ tại gia (thầy 2 vợ) được ông Tỉnh trưởng mời lên Tỉnh tòa và cấp giấy phép đặc biệt cùng thầy Phước Điền đi dự đại hội Phật Giáo Cổ Sơn Môn, tại hội nghị này hai thầy được cấp cho 50.000$ để về tổ chức Cổ Sơn Môn tại Quảng Trị (Thầy Đỗ Phức được phong làm Hòa Thượng nhưng thầy không chịu, viện cớ mình là một tu sĩ tại gia có 2 vợ không thể giữ chức Hòa Thượng được).
Hai Thầy này vì không đủ đạo hạnh, giới luật nên không làm được gì.
3/ Những Phật Tử bị bắt trong thời kỳ tranh đấu vẫn bị đưa qua tư pháp để thụ lý. Hiện sau ngày ký bản thông cáo chung, các Phật Tử sau đây còn bị giam giữ:
- Trần Lợi.
- Nguyễn Đồng.
- Hoàng Liệu.
Ông Tỉnh trưởng viện cớ, những phần tử này đã vi phạm trực tiếp an ninh quốc gia đã đưa ra thụ lý bên tư pháp. Đây là một sự vi phạm công khai điều khoản quy định sự bắt bớ, bất luận ở nơi nào đều được Tổng Thống đặc biệt khoan hồng.
4/ Những luận điệu khủng bố Phật Giáo tham gia đấu tranh lại được tiếp tục khai thác để dàn áp sự trổi dậy của Phật Giáo trong phong trào đòi hỏi thực thi bản thông cáo chung.
5/ Phát động phong trào đòi hỏi thực thi bản thông cáo chung:
Tinh thần Phật Giáo sau ngày bản thông cáo chung ra đời:
Sau ngày ký bản thông cáo chung tinh thần Phật Giáo như trổi dậy. Thành phần cảm tình cũng gia tăng. Những buổi lễ hằng ngày tại chùa Tỉnh hội quán được rất đông người đến hành lễ, có lẽ sau những cơn mưa, trời lại sáng hơn và Phật Giáo sau những khủng bố đàn áp, nhân tâm càng hướng về nhiều hơn.
Tại Tỉnh hội lễ kỳ siêu cho Hòa thượng Quảng Đức cũng là ngày tuyên ngôn bản thông cáo chung. Buổi lễ này cử hành trọng thể, hội hữu đứng chật ních cả trong lẫn ngoài.
Di ảnh và trái tim kim cương của Bồ Tát được tôn trí tại chùa để cho các Phật Tử chiêm bái một lòng thành kính thật sự đối với vị Bồ Tát cúng dường thân xác cho 5 nguyện vọng của Phật Giáo Đồ.
Thời gian tối thiểu để chính quyền thực thi bản thông cáo chung, những sự vi phạm đàn áp càng ngày càng trầm trọng cho nên UBLPBVPG đã ra thông cáo phát động phong trào đòi hỏi thực thi bản thông cáo chung.
Ban Hướng Dẫn phát động: Tinh thần trong thời gian này Ban Hướng Dẫn tổ chức cuộc họp công khai Huynh trưởng các chi hội mà mục đích là phổ biến bản thông cáo chung, tổng kết trại họp bạn Tất Đạt Đa, chủ trương ngày đức hạnh và thảo hoạch dự án đệ tam cá nguyệt. Đây là một chương trình nghi trang mà nội dung chính là phát động tinh thần đấu tranh trong phong trào đòi hỏi thực thi bản thông cáo chung.
Cũng trong chương trình nói trên Ban Hướng Dẫn đã phổ biến những đặc điểm.
a/ Sự hợp lý của bản thông cáo chung. Đáng kể nhất là hai ý niệm tôn giáo và quốc gia được đặt đúng vị trí đúng lúc. Thật ra đây là một sự dung hòa hợp lý, một sự dung hòa cần phải có trong tinh thần công nhân của một quốc gia đang sống trong hoàn cảnh chiến sự rất là phức tạp mà thôi. Nó chỉ là sự hợp lý nhìn theo giai đoạn, nhìn theo căn cơ.
b/ Tính cách ngu dốt phi lý của bản thông cáo số 3 và số 4 của Thanh niên Cộng hòa.
Trước khi đi vào tinh thần bản thông báo này, đạo hữu Trưởng Ban Hướng Dẫn nêu lên những luận điệu vô liêm sĩ trắng trợn công khai phủ nhận sự thật của Ty Thông tin như phủ nhận công điện triệt hạ Phật Giáo kỳ một công điện đang nằm trong hồ sơ của BHD… việc tự thiêu của Hòa Thượng Quảng Đức thì lại bị vu cáo là một sự mưu sát, cố sát, án mạng, việc đấu tranh cho tự do tin ngưỡng thì bảo là do âm mưu của Cộng sản…..
Tiếp đó đạo hữu giải thích tính cách phi lý của 2 bản thông cáo.
– Đối với công điện triệt hạ cờ Phật Giáo, hai bản thông cáo này gán cho Phật Giáo ác ý triệt hạ uy thế quốc kỳ để gây mâu thuẩn, tranh chấp giữa hai lập trường quốc gia và tôn giáo, một chủ trương chia rẽ hết sức thâm độc.
Một mặt họ chủ trương dành địa vị tối cao cho quốc kỳ, mặt khác họ bảo không ai phụng Phật dưới Giáo kỳ, một mặt họ chối bỏ các đặc trưng thiêng liêng của tôn giáo, mặt khác họ đề cao đặc trưng thiêng liêng của quốc gia (những ý niệm hết sức hồ đồ và phi lý) đó là chưa nói đến những luận điệu cố gán cho Phật Tử, buộc tội cho Phật Tử phủ nhận Quốc kỳ, phủ nhận tinh thần quốc gia.
– Đối với dụ 10 bản thông cáo này thừa nhận vị trí trên một hệ thống quốc tế và quốc nội có kỷ luật rất tỷ mỹ chặt chẻ và mặc nhiên coi Phật giáo không hội đủ các điều kiện kể trên, Phật Giáo được theo quy chế đặc biệt của Thiên Chúa Giáo sẽ đem lại tai hại cho an ninh quốc gia, vì vậy mà phải liệt Phật Giáo như một tổ chức hiệp hội chỉ được Chính phủ chấp nhận về phía “thế tục xã hội” để chính phủ có thể kiểm chế, tránh áp:
Những nhận xét thiên kiến này phải chăng là nguyên nhân của sự bất bình đẳng?
– Về tài sản của Phật giáo để tránh việc áp dụng các quy chế cho các hiệp hội quốc tế, mà mục đích là hạn chế chuyển mãi tài Quốc Gia. Bản thông cáo này cho rằng Phật giáo đã từ chối mọi liên hệ quốc tế để đòi hỏi một chế độ ưu đãi, không phải chịu nhưng điều kiện về tài sản mà công giáo phải chịu (bất công) và cho rằng Phật giáo được ưu đãi như vậy, họ há không nhận thức được rằng sự tổ hiệp của Phật giáo quốc tế chỉ là sự tổ hợp phối quyền giữa các tổ chức Phật giáo các nước, mà ko giống như sự tổ hợp thống quyền của tổ chức Thiên Chúa giáo.
Ngoài những điểm nêu trên, cuộc giải thích này còn vạch ra những điểm phi lí của ba nhận xét căn bản nêu trên bản thông cáo của TNCH.
- Điểm thứ nhất: “Đối chiếu với Hiến pháp chính cương của Thanh niên Cộng hòa, bản thông cáo chung đã đặt ra những đặc quyền cho một nhóm, trong khi hiến pháp chủ trương đồng tiến xã hội …”
Về điểm này đạo hữu đặt lại quan điểm đồng tiến: tiến bộ là biết xác nhận những cái gì phù hợp với quyền lợi chính đáng của con người và vận dụng những quyền lợi ấy sang phạm vi thực hiện xã hội hợp lí. Tiến bộ cộng đồng không phải là ngăn chặn sự phát triển cá nhân, ngăn chặn những đòi hỏi chính đáng của con người khi chính những quyền lợi và nguyện vọng này không vi phạm đến nguồn sống và an ninh của dân tộc. Nếu nói tiến bộ thì sự đấu tranh cho tự do tín ngưỡng, cho tôn trí Đạo Kỳ trong các lĩnh vực cần thiết là lý tưởng cần đạt đến, cần tranh thủ cũng như tranh thủ địa vị của quốc kỳ trong đời sống tinh thần của quốc gia. Đứng trên các phương diện khác cũng vậy, sự bình đẳng tôn giáo, sự công minh trên phương diện khác cũng vậy, sự bình đẳng tôn giáo, công minh trên phương diện luật pháp quốc gia chứa ẩn trong tinh thần bản thông báo chung chính là những đặc điểm tiến bộ mà xã hội ta cần đạt đến.
Phật giáo tán đồng và nâng đỡ các tổ chức khác trên chiều hướng tiến bộ đó mà không bao giờ chiếm độc quyền và đặc quyền riêng của mình. Phật giáo chưa phản đối ai trong những tư tưởng chiều hướng kể trên.
- Điểm thứ hai: Bản thông báo chung trái với đường lối Thanh niên Cộng hòa, một lý tưởng hào hiệp, phụng sự dân tộc mà tượng trưng thiêng liêng là Quốc Kỳ (nằm trên bất cứ một thứ đoàn kỳ nào khác).
Nếu lý tưởng TNCH là cải tạo bản thân, phụng sự chính nghĩa quốc gia và cải tiến xã hội, thì bản thông cáo chung là sự giải quyết hết sức chính xác. Cải tạo bản thân, cải tạo con người không thể tách rời ra ngoài lĩnh vực văn hóa mà những kiến trúc đạo lý, những sản phẩm của tôn giáo là thượng kiến trúc của tinh thần và siêu việt tính của con người.
Cải tạo bản thân tức là hướng đến đạo lý, tín ngưỡng, thì tranh thủ quyền tự do tính ngưỡng, tranh thủ nguyện vọng của tôn giáo tức là giải quyết chiều hướng chính xác cho sự cải tạo bản thân trong đường lối của TNCH. Nếu đặt tư tưởng Phật Giáo trong mối quan hệ văn hóa hiện tại, trong sứ mạng tinh thần của xã hội hiện đại, chúng ta mới ý thức sự cần thiết về sự cải tạo con người, những con người ý thức đầy đủ quyền tự do của chính mình và năng lực sáng tạo của con người.
Vấn đề phụng sự Quốc Gia cũng vậy, phải chăng chính nghĩa Quốc Gia phải đặt trong chính nghĩa nhân quyền, vì Quốc Gia bắt buộc phải phụng sự nhân quyền, chứ không phải vì mệnh danh quyền lợi Quốc Gia mà thủ tiêu các quyền tối thiểu của con người. Đừng bắt con người phải nô lệ hoàn toàn cho một văn ảnh Quốc Gia.
Chiến đấu chống Cộng cũng đặt trong ý nghĩa đó.
Nêu lý tưởng TNCH: Là một lý tưởng hào hiệp bất vụ lợi, phụng sự dân tộc thì mục tiêu tranh đấu cho tự do tín ngưỡng, bình đẳng xã hội cũng là mục đích của TNCH, mà Quốc Kỳ tượng trưng thiêng liêng của Quốc gia phải được tôn trọng thì Đạo kỳ tượng trưng thiêng liêng cho ý tưởng tin ngưỡng, cho giá trị siêu việt tinh thần của con người cũng phải đặt đúng với vị tinh thần tối cao của con người (không thể đặt đạo kỳ ngang với đoàn kỳ của các đoàn thể khác và như thế là một sự biếm nhục quá đáng đối với các tượng trưng thiêng liêng của tín ngưỡng).
- Điểm thứ 3: Đối chiếu bản thông cáo chung với luật pháp hiện hành, có những chủ trương trái với luật lệ hành chánh….
Đối với điểm này bản thông cáo chung không đặt ra những thủ tục tố tụng đặc biệt, những cơ quan tư pháp đặc biệt, cũng không nêu lên những thể thức hành pháp riêng của mình, bản thông cáo chung chỉ đặt ra những thỏa hiệp cần thiết giữa Chính phủ và Phật giáo, thừa nhận Phật giáo như một cơ quan hợp pháp, đủ tư cách đề đạt tiếng nói chính đáng của mình, đặt ra các vần đề thuộc phạm vi tôn giáo để đảm bảo công quyền, nhân quyền, nhất là để quyền tự do tín ngưỡng khỏi bị hủy phạm, đảm bảo sự thực thi dân quyền trong một quốc gia dân chủ theo chế độ luật pháp hiện hành.
Sau khi giải thích các điểm nội dung trên, các văn thư có liên quan đến việc phát động đấu tranh đòi hỏi thực thi bản thông cáo chung được mang ra phổ biến.
– Văn thư Số 82 của Thượng tọa Thích Thiện Minh gửi Phó Tổng thống tố cáo sự vi phạm bản thông cáo chung.
– Chỉ thị triệt hạ cờ Phật Giáo để phản đối nghị định số 358 có tính cách chia rẽ tôn giáo của Bộ Nội Vụ.
– Thông bạch số 85 kêu gọi tín đồ hưởng ứng phong trào đòi hỏi thực thi nghiêm chỉnh bản thông cáo chung.
– Kiến nghị phản đối tình hình và dụng ý của nghị định số 358/BNV.