KẾ HOẠCH PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO ĐÒI HỎI THỰC THI BẢN THÔNG CÁO CHUNG
Ngày 29-5 Quý Mão, một cuộc họp giữa Ban trị sự giáo hội Tăng Già và Tỉnh Hội Phật giáo Quảng Trị được triệu tập để quyết định việc phát động phong trào đòi hỏi thực hiện nghiêm chỉnh và nhanh chóng bản thông cáo chung (theo văn thư số 85 của Ủy ban liên phái bảo vệ Phật giáo)
Cuộc họp này đã quyết định phát động phong trào toàn tỉnh vào ngày 8-6 Quý Mão sau buổi cầu siêu cho hòa thượng Thích Quảng Đức.
Khi có quyết định Ban Hướng Dẫn vội vã ấn loát các tài liệu và ban hành trước về các khuôn, chỉ thị cho các Gia Đình Phật Tử sắp đặt kế hoạch phát động.
Ngày 3-6-Quý Mão, Ban trị sự khuôn hội Mỹ Chánh nhận thấy phong trào đấu tranh ở Thừa Thiên đang phát khởi mạnh liền dựa theo các tài liệu đấu tranh, Thông bạch số 118 của Ủy ban Liên phái phát động phong trào tranh đấu tại khuôn hội. Cuộc đấu tranh lẻ tẻ này bị dập tan, vì sự phát động đơn độc, hơn nữa chính quyền đã khéo léo dàn xếp nên không tiếp tục được lâu dài. Một ngày sau cuộc đấu tranh em Võ Thị Tư một nữ HTr bị bắt, khuôn hội lên nhờ Ban trị sự Tỉnh hội can thiệp.
ĐH Hội trưởng phủ nhận trách nhiệm của mình, nêu lẽ Tỉnh hội chưa phát động và từ chối không can thiệp với chính quyền.
Trước tình thế đó, Ban Hướng Dẫn đặt văn thư nhờ Ban đại diện 5 cấp trị sự can thiệp để nâng đỡ tinh thần đấu tranh của khuôn hội Mỹ Chánh.
Vì văn thư này mà đạo hữu Hội trưởng tỏ ý bất bình và nhân đó đạo hữu này đã hủy bỏ kế hoạch phát động như đã dự liệu trong phiên họp 2 Ban trị sự, hơn nữa đúng lúc Tổng thống ra bản hiệu triệu hòa giải (hiệu triệu ngày…) nên Tỉnh Hội thấy khó xử trước tình thế (kèm theo bản hiệu triệu hòa giải, ông Tỉnh trưởng Quảng Trị lại có văn thư yêu cầu ông Hội trưởng chấm dứt sự phát động phong trào tranh đấu vì bản hiệu triệu đã ghi nhận ý chí hòa giải của Tổng Thống)
Thấy kế hoạch phát động đã bỏ dỡ, Ban Hướng Dẫn tức tốc đưa văn thư về các Gia đình yêu cầu đình hoãn công cuộc phát động, vì lí do đặc biệt. Tuy nhiên trong đợt đấu tranh rất nhiều khuôn hội đã tự động phát động công cuộc đấu tranh như Phú Kinh, Lương Điền, Câu Nhi, Trà Lộc, Trà Trì, Ái Tử, Hà Thượng, An Mỹ… nhưng vì thiếu hậu thuẩn nên rất ngắn ngủi nhưng cũng đủ chứng tỏ tinh thần đấu tranh mãnh liệt của Phật tử Quảng Trị.
CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH VẪN TIẾP TỤC
Hiệu triệu của Tổng Thống ghi nhận ý chí hòa giải tột bậc. Nhưng mặt khác bà Ngô Đình Nhu đã kích trắng trợn Phật giáo. Thiện chí của chính quyền không còn nữa. Đề nghị thành lập Ủy ban hỗn hợp là một trò hề. Tại Đô thành Tăng Ni bị bắt bớ, đánh đập tàn nhẫn. Dư luận trong và ngoài nước vô cùng căm phẫn.
Trước tình hình chung Ban Hướng Dẫn thấy cần có một kế hoạch hoạt động hữu hiệu hơn, nhất là phải kết tập trước nhiều lực lượng cần thiết cho cuộc tranh đấu.
ĐOÀN HỌC SINH PHẬT TỬ BÍ MẬT ĐƯỢC TỔ CHỨC
Để kết tập một lực lượng có nhiệt huyết, đầy chí khí và nhiều khả năng hoạt động, đoàn học sinh phật tử được đạo hữu trương ban hướng dẫn nâng đỡ thành lập. Số Huynh trưởng cốt cán được ủy nhiệm tổ chức gồm các anh Hồ Công Anh, Nguyễn Hy, Nguyễn Thám, Lê Văn Huệ, Đỗ Thị Phương Mai.
Trong 5 ngày các anh chị này đã gấp rút về tổ chức, kết nạp các học sinh các nơi, số lượng có tới 150 người. Đa số là học sinh từ Đệ Tứ trở lên học tại trường Trung học Nguyễn Hoàng – Quảng trị.
Ngày 16-8-1963 một cuộc họp đầu tiên của các toán trưởng được mở tại chùa Tỉnh Hội và Ban chấp hành lâm thời được thành lập. Thành phần ban này gồm:
Đoàn trưởng: Hồ Công Anh
Đoàn phó: Nguyễn Hy, Đỗ Thị Phương Mai
Tổng thư ký: Đặng Sỹ Tịnh
Phó thư ký: Nguyễn Thám, Lê Văn Huệ
Thủ quỹ: Hồ Thị Thêm
UVVH: Nguyễn Quang Quảng
UVXH: Võ Thị Tuyết
UVTT: Hoàng Viễn
UVLL: Hoàng Em, Trương Đăng Hạnh
Sưu tầm tài liệu: Lê Tất Bản
Ban chấp hành này được đạo hữu Trưởng Ban Hướng Dẫn bảo trợ và thầy Chơn Không làm cố vấn.
Ban đầu để khỏi vi phạm pháp luật, đoàn này hoạt động dưới danh nghĩa của đoàn Nam Phật tử, Nữ Phật tử Quảng Trị thống thuộc trong Ban Hướng Dẫn nhưng khi đã