T5,3,Tháng 7, 2025
HomeBút lamTruyền thông không tách rời Đạo

Truyền thông không tách rời Đạo

“Tu thì cần gì quay phim, chụp ảnh?”
“Phật pháp thanh tịnh, có nên đưa lên mạng xã hội không?”
“Truyền thông là việc phụ, lo lễ nghi và Pháp sự mới là chính…”
Những câu hỏi ấy không sai – nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, thì chưa đủ sâu sắc. Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã dạy:
“Hộ trì Chính pháp là việc không thể xem thường.”
Thời Đức Phật, người ta lắng nghe bằng đôi tai và tâm tỉnh thức.
Ngày nay, người ta lướt mạng còn nhiều hơn lật kinh sách.
Vì vậy, truyền thông chính là pháp khí thời đại, là phương tiện thiện xảo để ánh sáng Chính pháp tiếp tục soi rọi trong thời mạt thế.
Một bài viết cảm động về một khoá tu → một người trẻ quyết định đi chùa lần đầu.
Một clip ngắn ghi lại lời dạy của Thầy → ai đó đang khổ đau buông bỏ được tự tử.
Một bức ảnh đơn sơ nhưng có hồn → đánh thức lòng hướng thiện đã ngủ quên.
Truyền thông chính niệm không đơn thuần là chia sẻ, mà là gieo nhân giải thoát.
“Phật pháp không chỉ cần người tu, mà còn cần người đưa pháp ra đời – đúng lúc, đúng cách, đúng tâm.”
 Đức Phật dạy trong Kinh Tăng Chi:
“Này các Tỳ-kheo, có hai loại bố thí: bố thí vật chất và bố thí Pháp. Trong đó, bố thí Pháp là tối thượng.”
Truyền thông hôm nay chính là một cách “bố thí pháp” – bằng hình ảnh, video, câu chữ, cảm xúc và sự sáng tạo có chánh niệm. Đó là phương tiện giúp giáo pháp được lan xa, giúp ánh sáng từ bi – trí tuệ tiếp cận được với những người chưa từng biết đến chùa.
Không phải ai cũng có duyên trực tiếp nghe giảng pháp, nhưng một đoạn clip ý nghĩa, một bài viết đúng lúc có thể gieo mầm tỉnh thức cho hàng trăm ngàn người. Lẽ nào lại là việc đáng xem thường?
Ngày nay:
Một clip TikTok 30 giây có thể dẫn người ta đi xa khỏi chính đạo.
Một cú click chuột có thể dẫn vào mê lộ tham – sân – si.
Nếu người con Phật không lên tiếng, ai sẽ nói thay?
Nếu Phật pháp không có mặt trên nền tảng số, ai sẽ dẫn đường cho thế hệ trẻ?
Truyền thông không phải để tâng bốc ai, mà để giữ gìn và lan toả điều đúng đắn trong vô minh.
Nếu không có những người lặng lẽ viết – quay – dựng – đăng – tương tác – chỉnh sửa – kiên nhẫn giải thích và đồng hành trên mạng xã hội… thì làm sao giáo pháp lan xa giữa thời đại nhiễu nhương?
Người làm truyền thông Phật giáo – không phải là “PR thế gian”, mà là hộ pháp theo thời đại. Người làm truyền thông cũng phải thường xuyên phản tỉnh – giữ mình trong sạch – làm việc với chính niệm và tinh thần vô ngã.
 TRUYỀN THÔNG KHÔNG TÁCH RỜI ĐẠO
“Pháp không được hoằng truyền – là lỗi của người hậu học.”
(Tổ Huệ Năng)
Nếu chúng ta thật lòng muốn Phật pháp tiếp nối mãi trong thế gian đầy vọng tưởng này, hãy bắt đầu bằng việc tôn trọng và hỗ trợ những ai đang đem ánh sáng đạo vào đời – bằng bất kì phương tiện nào, kể cả máy quay, điện thoại, và mạng xã hội.
Xin hãy nhìn họ với lòng từ và sự thấu hiểu!
TIN LIÊN QUAN
spot_imgspot_imgspot_img

BẢN TIN LAM